Bảo hiểm xã hội là gì? Mức đóng, Chế độ 2024
Bảo hiểm xã hội là gì? Mức đóng, Chế độ 2024

Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Mức Đóng, Chế Độ 2024

Khi làm việc ở bất cứ nơi đâu, điều bạn quan tâm hẳn không chỉ dừng lại ở mức lương, chế độ đãi ngộ mà còn phải kể đến bảo hiểm xã hội. Hầu hết các công ty sẽ hỗ trợ người lao động đóng loại bảo hiểm này và sẽ trừ từ 10% tiền lương cơ bản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bảo hiểm xã hội là gì? mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? tham gia bảo hiểm xã hội sẽ nhận được những quyền lợi nào?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Chế độ bảo hiểm xã hội được hình thành từ rất lâu và được xem là một phần không thể thiếu đối với người lao động. Đây một sản phẩm hình thành dựa trên sự bảo hộ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đời sống của người lao động và gia đình họ.

Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?

BHXH sẽ giúp bù đắp một phần chi phí cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập vì các lý do như: đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, tàn tật, thất nghiệp, tử tuất…. Mức chi phí này sẽ dựa trên cơ sở quỹ tài chính do bên tham gia BHXH đã đóng góp.

Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Mã số bảo hiểm xã hội chính là mã số định danh cá nhân, được cơ quan BHXH cấp cho người lao động. Theo đó, mã số này sẽ gắn liền với quá trình đóng BHXH, BHYT của mỗi người.

Mỗi người lao động sẽ được cấp một mã số BHXH riêng, gồm 10 chữ số, được ghi trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Mã số này thường được dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,…

Đối với người lao động, mã số sổ bảo hiểm xã hội thường sẽ được cấp khi bắt đầu ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH. Còn đối với trẻ em, mã số này thường được cấp ngay khi sinh ra và làm thẻ bảo hiểm y tế cho đến lúc hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội được hiểu là loại sổ thường được dùng để ghi chép lại quá trình đóng bảo hiểm của người lao động. Đồng thời, loại sổ này cũng chính là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm của người đóng trong thời gian tham gia.

Trước đây, sổ bảo hiểm xã hội thường do người sử dụng lao động giữ. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật Bảo hiểm Xã hội đã quy định, người lao động sẽ có trách nhiệm tự giữ và bảo quản sổ BHXH của mình. Nếu chẳng may sổ BHXH bị mất, bạn có thể nhờ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại và không hề ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc chính là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia.

Khi bắt đầu ký hợp đồng lao động, sẽ kèm theo điều khoản về quyền lợi đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, người lao động và cả bên sử dụng lao động đều phải chi trả một khoản phí theo quy định từ bên bảo hiểm.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyên cũng là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên, người lao động sẽ được quyền quyết định mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với thu nhập của mình. Theo đó, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm giúp người hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Vai trò bảo hiểm xã hội là gì?

Không phải bỗng nhiên bảo hiểm xã hội lại được coi trong đến như vậy. Tất cả là nhờ những vai trò thiết thực sau đây:

Vai trò bảo hiểm xã hội
Vai trò bảo hiểm xã hội
  • BHXH kết hợp với BHYT sẽ góp phần giữ gìn và nâng cao thể lực cho người lao động trong suốt quá trình làm việc.
  • Giúp người lao động có tâm lý ổn định và an tâm trong thời gian làm việc.
  • Bảo hiểm sẽ chi trả một khoản phí cho nhiều đối tượng khác nhau như: người bị tai nạn, thai sản, tử tuất,…
  • Mang đến chế độ hưởng lương hưu dành cho các đối tượng đóng bảo hiểm theo quy định.
  • BHXH là công cụ đắc lực của Nhà nước, giúp phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp.

Các đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Theo quy định của Nhà nước, những công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Những đối tượng làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ,…
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người trong các tổ chức cơ yếu
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ,…
  • Người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương theo quy định
  • Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ nghề của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ có sự khác biệt giữa hình thức đóng bắt buộc và tự nguyên, cụ thể như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

MỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hưu trí ốm đau – thai sản Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Tổng
8% 1% 1.5% 10.5%
MỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Hưu trí Ốm đau – Thai sản Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế
14% 3% 0.5% 1% 3% 21.5%

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hình thức đóng bảo hiểm người lao động có thể chọn

  • Đóng bảo hiểm hằng tháng
  • Đóng 03 tháng 1 lần
  • Đóng 6 tháng 1 lần
  • Đóng 12 tháng 1 lần
  • Đóng 1 lần cho nhiều năm sau nhưng không quá 5 năm một lần
  • Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu với người tham gia bảo hiểm đã đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định

Mức đóng

  • 22% mức thu nhập do người lao động tự lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Mức thu nhập để đóng bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào mức thấp nhấp theo chuẩn hộ nghèo vùng nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Quyền lợi bảo hiểm xã hội đem lại

Khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động sẽ có những quyền lợi sau:

  • Được tham gia và hưởng mọi chế độ cần có theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
  • Người lao động được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Đồng thời, được nhận lại sổ khi không còn làm việc nữa.
  • Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời.
  • Hưởng BHYT trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi,…
  • Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác
  • Được cung cấp các thông tin về BHXH theo định kỳ.

Các chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động

Chế độ bảo hiểm xã hội Điều kiện Mức hưởng
Chế độ đau ốm
  • Người lao động bị ốm đau/ tai nạn phải xin nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở khám/ chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sơ khám/ chữa bệnh có thẩm quyền
Tùy vào xác nhận bệnh lý và chi phí khám/ chữa bệnh
Chế độ thai sản
  • Người lao động phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
  • Phải nghỉ dưỡng thai theo quy định của cơ sở khám chữa bệnh khi đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên
  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
  • Lao động nam có đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
  • Bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Người lao động bị quy giảm khả năng lao động từ 5% – 30% thì hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 lần lương cơ sở.

 

Chế độ hưu trí
  • Người lao động nghỉ việc đã đóng BHXH từ 20 năm trở lên
  • Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
  • Đủ 15 năm làm việc khai thác than trong lò/ hầm thì từ 50 – 55 tuổi, không kể nam hay nữ
  • Bị suy giảm khả năng lao động 61% (nam 51 tuổi, nữ 46 tuổi)
45% mức lương bình quân, tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm thì tính 2% đối với nam và 3% đối với nữ.
Chế độ tử tuất Người lao động chế thì người thân/ người mai tang sẽ được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất 1 làn
  • Trợ cấp mai táng: 10 lần mức lương cơ sở
  • Trợ cấp tuất hằng tháng: 50% mức lương cơ sở.
  • Trợ cấp 1 lần: 1,5 mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Một số vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm xã hội

Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương cơ bản được dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Mức lương này thường được tính theo mức lương tối thiểu của từng vùng. Trong đó, mức đóng tối đa của BHXH, BHYT không quá 20 lần mức lương cơ sở.

  • Mức lương đóng BHXH dự kiến năm 2024 sẽ được tính như sau:
Vùng Người làm việc trong điều kiện bình thường Người đã qua học nghề, đào tạo nghề Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Người làm việc trong điều kiện ĐẶC BIỆT nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc đơn giản Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo Công việc đơn giản Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo
Vùng 1 4.420.000 4.729.400 4.641.000 4.965.870 4.729.400 5.060.458
Vùng 2 3.920.000 4.194.400 4.116.000 4.404.120 4.194.400 4.488.008
Vùng 3 3.430.000 3.670.100 3.601.500 3.853.605 3.670.100 3.927.007
Vùng 4 3.070.000 3.284.900 3.223.500 3.449.145 3.284.900 3.514.843

 

Trợ cấp bảo hiểm xã hội là gì?

Trở cấp bảo hiểm xã hội là khoản chi phí mà phía bảo hiểm sẽ chi trả cho các trường hợp người lao động thuộc các chế độ như: thai sản, hưu trí, tai nạn, tử tuất,… Mức trợ cấp xã hội sẽ được tính dựa vào tỉ lệ % lương cơ bản đã đóng cho bảo hiểm.

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là khoảng thời gian người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp, người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục, thì sẽ được tính theo số thời gian thực đã đóng, nghĩa là sẽ cộng dồn tổng thời gian đã đóng.

Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì?

Cơ quan bảo hiểm xã hội chính là những nơi có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội của người lao động. Hiện tại, mỗi tỉnh thành đều có cơ quan bảo hiểm xã hội riêng. Theo đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể đến trực tiếp để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Nghỉ việc bao lâu thì được chốt sổ bảo hiểm?

Để được chốt sổ bảo hiểm, trước tiên người lao động cần phải tiến hành làm thủ tục báo giảm lao động. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết thủ tục cho đơn vị sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ thực hiện chốt sổ cho người lao động và giải quyết trong 5 ngày kể từ thời gian nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Điều kiện và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là gì?

Để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần phải đảm bảo được các điều kiện và hồ sơ như sau:

Điều kiện:

  • Đối tượng đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXI chưa đủ 20 năm
  • Đóng BHXH chưa đủ 20 năm, sau 1 năm nghỉ việc không đóng, có thể yêu cầu nhận trợ cấp 1 lần.
  • Những đối tượng mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng, bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Người ra nước ngoài định cư.

Hồ sơ bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp 1 lần
  • CMND hoặc Thẻ CCCD, sổ hộ khẩu
  • Người mắc bệnh/ người suy giảm khả năng lao động phải kèm hồ sơ bệnh án bản sao.
  • Người ra nước ngoài định cư phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam.

Xem thêm: Mua bảo hiểm Y Tế tự nguyện ở đâu?

Mặc dù bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ cần có và rất quen thuộc của nhiều người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tận tường về bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định liên quan đến hưởng chế độ bảo hiểm và nhiều hơn thế nữa. Vì thế, bạn nên tham khảo và ghi nhớ các thông tin trên để có thể dễ dàng hơn trong quá trình làm việc của mình tại công ty, xí nghiệp.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *