Cách xem đọc bảng mã chứng khoán cổ phiếu dễ hiểu 2024
Cách xem đọc bảng mã chứng khoán cổ phiếu dễ hiểu 2024

Cách Xem Đọc Bảng Mã Chứng Khoán Cổ Phiếu Dễ Hiểu 2024

Bài học vỡ lòng cho các nhà đầu tư khi bước chân vào lĩnh vực chứng khoán là cách đọc bảng mã chứng khoán phù hợp với mọi tân binh. Sau khi tìm hiểu những kiến thức cơ bản này rồi bạn có thể bắt đầu tham gia  giao dịch. Hãy dõi theo bài viết này, những thông tin thật sự có ích.

1.Các bảng giá chứng khoán online tại Việt Nam

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách đọc mã chứng khoán trực tuyến online thì chúng ta cần nắm ở Việt Nam có mấy sàn chứng khoán.

Tính đến hiện tại, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán gồm:

  • Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (quản lý sàn Hose)
  • Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (quản lý sàn HNX và Upcom)

Trong đó Hose là sàn chứng khoán chuẩn nhất, có quy mô lớn, số lượng cổ phiếu giao dịch cao. Song song với đó thì HNX và Upcom thì khối lượng giao dịch ít hơn.

2.Hướng dẫn cách đọc bảng mã chứng khoán cho người mới 2024

Mới chơi thì bạn nên biết về cách đọc mã chứng khoán Việt Nam trước đã. Sau đó cứ áp dụng như vậy để giao dịch chứng khoán quốc tế, mấy cái phức tạp sau.

Giải thích ý nghĩa các cột thông tin trong bảng giá

Khi mở bất kỳ một trang web của công ty hay sàn chứng khoán nào, ở góc trên bên trái sẽ có mục bảng giá. Bạn nhấp chuột vào đó thì nó thành màu vàng và hiển thị ra các cột thông số.

Ý nghĩa thông tin bảng cổ phiếu
Ý nghĩa thông tin bảng cổ phiếu

Cột Mã CK

Dễ hiểu thôi, đây là cột danh sách các mã chứng khoán giao dịch trên sàn bạn đang xem. Tên các mã được sắp xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C,…

Khi niêm yết chứng khoán thì các công ty đều có mã CK riêng do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp. Thường mã CK là tên viết tắt của công ty cổ phần đó, mặc dù điều này không bắt buộc.

Nhiều bạn hỏi về cách tìm mã chứng khoán trong bảng. Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhập mã chứng khoán của công ty cần tìm vào ô nhập mã CK. Nó nằm ngay phía trên cột này luôn.

Cột TC

Trừ một số trường hợp đặc biệt thì đây là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất. Từ mức giá tham chiếu có thể suy ra giá trần và giá sàn.

Ví dụ cổ phiếu ACB đóng cửa ngày thứ 5 (16/9/2021) tại 21.200đ thì con số này chính là giá tham chiếu cho ngày tiếp theo (thứ sáu ngày 17/9/2021).

Cột Trần, Sàn

Tương ứng với các cột trần, sàn là những mức giá cao nhất, thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày. Ở mỗi sàn giao dịch, mức trần, sàn của cổ phiếu có thể suy ra từ giá tham chiếu:

  • Hose: biên độ dao động tối đa 7% mỗi phiên so với tham chiếu
  • HNX: biên độ dao động tối đa 10% mỗi phiên so với tham chiếu
  • Upcom: biên độ dao động tối đa 15% mỗi phiên so với tham chiếu

Từ ví dụ trên thì cổ phiếu ACB niêm yết tại sàn Hose nên ta có: Giá trần của ngày 17/9// 2024 là 22.600đ. Trong khi đó giá sàn của ACB ngày 17/9/ 2024 là 19.700đ.

Tuy nhiên có một lưu ý quan trọng bạn cần biết. Tại sàn Upcom, giá tham chiếu được tính bằng trung bình cộng các mức giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày trước đó.

Cột Tổng KL

Tính thanh khoản của cổ phiếu được thể hiện ở cột này. Tổng KL tức là tổng khối lượng cổ phiếu đã giao dịch trong ngày. Ở cột Tổng KL thì các chỉ số có màu trắng.

Ở bảng mã chứng khoán của HSX (Hose) còn có cột ĐCGN (giá đóng cửa gần nhất). Nó là giá trung bình cộng giữa giá sàn và giá trần, cũng là giá tham chiếu, hay giá vàng.

Cột Bên mua, Bên bán (hoặc Dư mua, Dư bán)

Tại những vị trí này là:

Bên mua Bên bán
3 mức giá đặt mua tốt nhất (cao nhất) và các khối lượng mua tương ứng) 3 mức giá chào bán tốt nhất (thấp nhất) và các khối lượng chào bán tương ứng
Khi có lệnh ATO hoặc ATC, chúng sẽ hiển thị ở cột giá 1 KL1 của bên mua và bên bán.

Cần giải thích thêm dư mua là gì, dư bán là gì nữa nhé.

  • Dư mua là khối lượng đang sẵn sàng để mua nhưng chưa có ai bán. Chúng tương ứng với từng mức giá 1, giá 2, giá 3.
  • Dư bán là khối lượng đang sẵn sàng để bán nhưng chưa có ai mua với giá tương ứng. Tức là nhà đầu tư đang chờ bán những cổ phiếu này.

Tại phiên khớp lệnh liên tục thì chúng đều là khối lượng chờ khớp lệnh. Kết thúc ngày dịch thì chúng là cổ phiếu không được thực hiện trong ngày.

Cột Khớp lệnh

Trong cột này có 3 ý:

  • Giá khớp: Mức giá được chấp nhận mua bán giữa bên mua và bên rao bán.
  • KLTH: Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay khối lượng khớp từ giá thỏa thuận.
  • Dấu +, – (cộng, trừ): Biểu thị mức tăng, giảm giá cổ phiếu so với giá tham chiếu.

Khi đọc mã chứng khoán điện tử bất kỳ thì cũng đều có những chi tiết này. Mấy cái này là kiến thức cơ bản, ta nên biết để tiện tra cứu nhé.

Cột ĐTNN

ĐTNN là viết tắt của đầu tư nước ngoài, trong cột này có:

  • Khối lượng nước ngoài mua: Là khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua trong ngày giao dịch.
  • Khối lượng nước ngoài bán: Là khối lượng nhà đầu tư nước ngoài bán trong ngày giao dịch.
  • Room CL: Khối lượng tối đa còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.

Ngoài ra, Mua ròng có nghĩa là khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn khối lượng bán ra, Bán ròng có nghĩa là ngược lại.

Cách đọc mã chứng khoán theo ngành

Nhiều khi bạn muốn đọc mã cổ phiếu theo ngành cụ thể nào đó, chẳng hạn như:

  • Đọc mã chứng khoán ngân hàng
  • Đọc mã chứng khoán ngành công nghệ thông tin
  • … cao su, thủy sản,…

Vậy thì bạn có thể tìm kiếm danh sách mã cổ phiếu theo ngành cụ thể tại nganhangnongthon.com/ma-co-phieu-chung-khoan-theo-nganh.html. Trong đó có ghi rõ tất cả những mã cổ phiếu chứng khoán của từng ngành nghề được quan tâm.

Đọc mã chứng khoán của các công ty

Giữa một rừng thông tin trên bảng chứng khoán, bạn muốn xem một công ty cụ thể chẳng hạn như:

  • Đọc mã chứng khoán SSI
  • Đọc mã chứng khoán VNdirect
  • Đọc mã chứng khoán Vietcombank, Vietinbank, FPT,…

Thì làm cách nào? Có 2 cách thực hiện dễ nhất:

+ Cách 1: Vào trực tiếp trang web của công ty đó, xem thông tin chứng khoán của họ. (Đến mục chứng khoán).

+ Cách 2: Truy cập các sàn chứng khoán điện tử Hose, HNX hoặc công ty chứng khoán uy tín như Vndirect, rồi gõ tìm kiếm mã chứng khoán của công ty bạn cần tìm kiếm thông tin. Cụ thể là trong ô nhập mã CK ở ngay phía trên cột Mã CK đó.

Xem thêm: Các mã chứng khoán nên đầu tư tốt nhất

Cách đọc màu sắc trong chứng khoán

Nếu để ý bạn sẽ thấy ngay có nhiều màu. Các màu sắc mang ý nghĩa khác nhau trong chỉ số chứng khoán. Phân tích một cách dễ hiểu như sau:

  • Mã chứng khoán màu xanh lá: đang tăng giá
  • Mã chứng khoán màu đỏ: đang giảm giá
  • Mã chứng khoán màu vàng: giá đứng nguyên
  • Mã chứng khoán màu trắng: mã này chưa khớp lệnh với lô nào
  • Chỉ số màu xanh lam: chạm mốc giá sàn, giá thấp nhất phiên giao dịch
  • Chỉ số màu tím: chạm mốc giá trần, giá cao nhất phiên giao dịch

Đọc các thông tin chỉ số thị trường trong bảng chứng khoán

Ở hàng trên của bảng chứng khoán, bạn sẽ thấy những chỉ số chính như:

  • VN-Index:Thể hiện sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết tại sàn Hose.
  • VN30-Index: Giá của 30 công ty niêm yết trên sàn Hose. Những cổ phiếu này có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất đã được sàng lọc.
  • HNX-Index và HNX30-Index: Tương tự như VN-Index và VN30-Index nhưng áp dụng cho sàn HNX.
  • VNX AllShare: Thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Hose và HNX.
  • Upcom Index: Tập hợp tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn Upcom tại thời điểm tra cứu.

Muốn xem cụ thể các thông tin chỉ số nào thì bạn chỉ cần click chuột vào chữ đó. Từ những con số này chúng ta nhận định được thị trường hiện đang tăng hay giảm hoặc đứng yên.

Đọc đơn bị giá, khối lượng

Thông tin về đơn vị giá trong bảng chứng khoán:

  • Mã chứng khoán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF, CW: giá = giá khớp x 1.000.
  • Mã chứng khoán phái sinh: điểm hợp đồng = giá khớp x 1.

Thông tin về đơn vị khối lượng trong bảng chứng khoán:

  • Mã chứng khoán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF, CW sàn Hose: x10.
  • Mã chứng khoán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF, CW sàn HNX và Upcom: x 1.

3.Giải thích các thuật ngữ khác trong bảng chứng khoán

Trong quá trình thâm nhập vào lĩnh vực đầu tư, các trader mới cóng sẽ có nhiều vấn đề chuyên ngành cần được giải đáp.

Mã chứng khoán có đầu sao là gì?

Rất nhiều trường hợp khi xem bảng mã chứng khoán, chúng ta bắt gặp các mã cổ phiếu có đầu sao. Tức là trên đầu mã đó có dấu * kèm theo. Vậy ý nghĩa của nó là gì?

Bạn chú ý nhé, những mã cổ phiếu này được đánh dấu quan trọng, nên xem kỹ. Nó quan trọng cho bạn để có chiến lược mua bán hiệu quả hơn thay vì rà từng mã. Mặc dù việc xem kỹ từng chi tiết vẫn cần thiết nhưng nếu không có thời gian thì hãy lưu ý những mã * này trước.

Có nghĩa là cổ phiếu này trong ngày giao dịch hôm đó có 1 sự kiện gì đó nổi bật. Chẳng hạn công ty có đại hội cổ đông hay ngày chi trả cổ tức. Bấm chuột vào mã cổ phiếu đó bạn sẽ thấy tab lịch sử khớp lệnh và tab sự kiện. Bạn chọn lịch sự kiện để hiểu rõ.

Mã cổ phiếu màu trắng là gì?

Lúc nãy mình có nhắc đến sơ quan về mã cổ phiếu màu trắng. Như bạn thấy thì thông thường các mã có màu xanh, vàng lá hoặc đỏ. Chúng thể hiện sự lên, xuống hay giữ nguyên của giá cổ phiếu so với giá tham chiếu.

Còn mã chứng khoán màu trắng là mã chưa khớp lệnh với lô nào. Nhưng cũng có thông tin về mã khớp lệnh màu trắng là khi giá khớp lệnh bằng với giá tham chiếu trong giao diện hiện đại.

Giá TB, giá TT là gì?

Trong cột Giá thì có 3 nội dung: cao, TB và thấp. Cao và thấp là các cột hiển thị mức giá cao nhất, thấp nhất của phiên giao dịch trong ngày.

Trong khi đó TB thể hiện mức giá trung bình cộng của ngày đó. Vậy giá TB tức là giá trung bình, nghe cũng rất dễ hiểu chứ không có gì phức tạp.

Còn giá TT là viết tắt của giá thỏa thuận. Nó là mức giá được nhà đầu tư hay các thành viên chứng khoán đồng ý giao dịch. Giá thỏa thuận nằm trong khoản tăng giảm giá của ngày giao dịch hiện tại.

4.Kinh nghiệm chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu

Muốn đọc mã chứng khoán sàn Hose hay đọc mã chứng khoán Upcom, HNX nói chung thì bạn có thể áp dụng những kiến thức cơ bản trên. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm quan trọng mình muốn chia sẻ đến các newbie sau đây.

Những cách chơi chứng khoán, nên chọn cách nào?

Hiện tại có 5 cách đầu tư chứng khoán phổ biến trên thế giới. Chúng thuộc 2 nhóm là chủ động và thụ động. Trong đó nhóm chơi chủ động có 4 kiểu:

  • Giao dịch trong ngày (Day Trading)
  • Giao dịch theo vị thế (Position Trading)
  • Giao dịch lướt sóng (Swing Trading)
  • Giao dịch chớp nhoáng (Scalping)

Còn nhóm chơi thụ động (Passive Trading) là cách chơi mà bạn không tham gia bất kỳ quyết định đầu tư nào cả. Tức là quy trình đầu tư, giao dịch hay theo dõi thị trường đều được ủy thác cho các đơn vị có chuyên môn hơn.

Nếu bạn có chút kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thì có thể chọn 1 trong 4 kiểu chơi chủ động. Còn ngược lại, tìm thấy cá nhân hay đơn vị uy tín có thể úy thác thì nên chơi thụ động nếu bạn cảm thấy không tự tin hoặc không có thời gian theo sát.

4 nguyên tắc cần nhớ khi bắt đầu giao dịch

Bước chân vào một mảnh đất lạ để đầu tư thời gian và tiền bạc, bạn không nên để khoảng thời gian đầu trở nên thất bại. Hãy nằm lòng 4 nguyên tắc sau để có bước khởi đầu ngon lành:

  • Tìm tòi và học hỏi, tích lũy kiến thức có chọn lọc mọi lúc mọi nơi. Hãy đọc sách, tra cứu và cập nhật thông tin trên mạng, học từ người chơi lâu năm từ kinh nghiệm thành công cho đến bài học rút ra từ thất bại.
  • Tỉnh táo, nhạy cảm khi nhìn nhận vấn đề với những con số, tính toán thật kỹ lưỡng.
  • Có kế hoạch đầu tư hợp lý, không dạo chơi như kiểu ném tiền qua cửa sổ. Mỗi số tiền bỏ ra đều xứng đáng mang tiềm năng thu về con số lớn hơn.
  • Luôn theo sát thị trường chứng khoán nói chung và thị trường đầu tư cụ thể của bạn. Cập nhật thông tin biến động từng giờ thông qua bảng chứng khoán, nó sẽ có ích cho bạn trong quyết định giao dịch và trau dồi kiến thức.

Thật ra các thông tin chứng khoán chính xác đều được cập nhật mỗi ngày trên bản tin tài chính của VTV1. Bên cạnh tra cứu trên các sàn online điện tử, các nhà đầu tư không nên bỏ qua bản tin này. Kênh giao dịch chứng khoán luôn có sức hút mãnh liệt cho những ai có máu đầu tư kiếm lợi nhuận. Lời hay lỗ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tính nhạy bén và kiến thức chuyên môn.

Qua sự chia sẻ trên, bạn chắc chắn biết cách đọc bảng mã chứng khoán như thế nào. Thực hành, kiên nhẫn theo dõi các thông số và kịp thời gửi thắc mắc để được giải đáp là rất cần thiết để rèn luyện kỹ năng nữa đấy.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *