Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi nhân viên ngân hàng đang ngày càng nhiều khiến khách hàng vô cùng hoang mang, lo lắng. Trong bài viết sau, Nganhangnongthon.com sẽ giải đáp đến bạn thắc mắc rằng bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản tố cáo ở đâu khởi kiện được? Thủ tục trình báo cơ quan pháp luật gồm những gì? Theo dõi để áp dụng khi cần bạn nhé!
Thủ tục trình báo khi bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được thực hiện bởi nhân viên ngân hàng ngày càng gia tăng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng, gây nên làn sóng hoang mang đối với khách hàng có nguồn tiền tiết kiệm tại đây.
Trong trường hợp bị nhân viên ngân hàng lừa đảo, khách hàng ngay lập tức thu thập các bằng chứng sau để đảm bảo quyền lợi chính mình:
- Lời trình bài, lời khai của các đối tượng như: người tố giác, nhân chứng, người phạm tội hoặc người có liên quan đến vụ án,…
- Các công cụ, phương tiện hỗ trợ lừa đảo có mang dấu vết của người phạm tội.
- Dữ liệu điện tử: Bao gồm các chứng từ như: tin nhắn, đoạn giao dịch qua mạng, email,… liên quan đến vụ việc.
- Giấy tờ giám định, định giá của tài sản: Chính là văn bản do cơ quan giám định kết luận đối với những vật chứng, giá của các tài sản mà khách hàng bị mất.
- Một biên bản khi khởi tố, tố cáo.
- Các tài liệu, đồ vật liên quan khác.
Bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản tố cáo ở đâu khởi kiện được?
Khi phát hiện bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành tố cáo đến các cơ quan thẩm quyền sau để được giải quyết (Căn cứ dựa theo Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015):
- Liên hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để khiếu nại: (024) 3826.6344 , (024) 3936.1017 – 0942.966.854 (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng); Email: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn
- Cơ quan điều tra có thẩm quyền tại địa phương.
- Nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình
- Liên hệ khiếu nại hotline chính của ngân hàng (nếu phát hiện cán bộ ngân hàng chi nhánh địa phương lừa đảo)
- Gửi yêu cầu khiếu nại, sao kê tài khoản, thu thập chứng cứ chính thức bằng văn bản qua email, fax hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra các hoạt động liên quan.
- Viện kiểm sát các cấp.
- Các tổ chức, cơ quan thuộc khoản 2, điều 145 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm: Công an cấp xã, phường, thị trấn, trạm công an, toà án các cấp, cơ quan báo chí,…
Ngoài các đơn vị để tố cáo trên, khách hàng có thể đến trực tiếp trụ sở công an nơi mình bị lừa đảo để được công an hỗ trợ. Đồng thời, có thể liên hệ số điện thoại, email của các cơ quan thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm lừa đảo để đảm bảo quyền lợi. Cũng như có thể khởi tố vụ án hình sự đòi lại số tiền bị mất.
››› Đọc ngay: App VĐồng có lừa đảo không?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù không?
Câu trả lời là Có nhé! Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ vi phạm chiếm đoạt tài sản mà có mức phạt hành chính hoặc phạt tù khác nhau. Cụ thể:
♦ Đối với trường hợp lừa đảo bị phạt hành chính:
Bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá trị thấp (dưới 2 triệu đồng, chưa từng có tiền án hình sự). Theo Khoản 1 Điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt với đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt tiền với mức từ 1 – 2 triệu đồng.
♦ Đối với trường hợp lừa đảo bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Dựa theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 3 Điều 2 Bộ luật sửa đổi bộ luật Hình sự 2017 quy định đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Đối với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2.000.000 – dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và không thuộc các đối tượng như: từng bị xử phạt hành chính, gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội, tài sản lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của đối tượng lừa đảo,…: Bị xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm.
- Hành vi phạm tội có tổ chức, mang tính chất nghiêm trọng như: mạo danh chức vụ, tổ chức, cơ quan để chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 – dưới 200.000.000 đồng: Mức phạt sẽ từ 2 -7 năm tù.
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 – dưới 500.000.000 đồng hoặc các trường hợp lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để trục lợi cá nhân: Mức phạt tà 7 – 15 năm tù.
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc các trường hợp lợi dụng tình trạng khẩn cấp, chiến tranh,…: Mức phạt từ 12 – 20 năm tù hoặc tù chung thân.
- Đối với cán bộ nhân viên nhà nước, người có chức vụ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 100.000.000 đồng. đồng thời bị cấm hành nghề, đảm nhiệm chức vụ, làm việc từ 1 – 5 năm hoặc tịch thu 1 phần (hoặc toàn bộ) tài sản.
››› Tham khảo: Tài khoản tích luỹ ZaloPay lừa đảo an toàn không?
Đường dây nóng khi cần tố cáo nhân viên ngân hàng lừa đảo
Nếu bạn bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản và muốn trình báo cơ quan có thẩm quyền ngay lập tức. Bạn có thể liên hệ thông qua đường dây nóng sau đây:
- Đường dây nóng của Phòng An Ninh mạng (thuộc Cục cảnh sát Hình Sự) là 0692 194 053.
- Đường dây nóng của Bộ Công An Việt Nam là 0692 326 555 (thay thế số điện thoại cũ 0692 342 593).
Ngoài ra, bạn có thể tra cứu số điện thoại của công an tại tỉnh/ thành phố nơi bị chiếm đoạt tài sản để dễ dàng tố cáo đối tượng lừa đảo nhanh chóng, kịp thời. Thông thường, khi gặp trường hợp bị lừa đảo bạn có thể gọi đến cơ quan công an số 113 ngay lập tức (số điện thoại hoạt động tiếp nhận tin báo 24/24 các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết).
Như vậy, thắc mắc bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản tố cáo ở đâu khởi kiện được đã được bài viết giải đáp ở trên. Hy vọng thông tin hữu ích để bạn biết cách tự bảo vệ tài sản, tiền bạc của mình được an toàn, hiệu quả.