Site iconSite icon NganhangNongthon

Chiêu Lừa Đảo Mới Qua Tài Khoản Ngân Hàng Và Cách Khắc Phục 2024

Chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng và cách khắc phục 2024Chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng và cách khắc phục 2024

Chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng và cách khắc phục 2024

Ngoài việc thao tác giao dịch rút tiền, chuyển tiền thì khách hàng cũng cần phải cảnh giác trước một số chiêu trò lừa đảo. Gần đây, có nhiều khách hàng phản ánh rằng về những trường hợp lừa đảo tinh vi từ kẻ gian hòng chiếm đoạt tài sản. Bài viết này, nganhangnongthon sẽ tổng hợp những chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả. Cùng xem ngay nội dung bên dưới để đề phòng nhé!

1.Tổng hợp các chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng mới nhất 2024

Với mục đích nâng cao cảnh giác về các hình thức lừa đảo, nganhangnongthon lưu ý đến bạn về một số phương thức lừa đảo phổ biến mà tội phạm đang sử dụng.

Các chiêu trò lừa đảo qua tài khoản ngân hàng

Chiêu lừa đảo xin số tài khoản ngân hàng

Số tài khoản ngân hàng là dãy số quan trọng có chức năng dùng để nhận và chuyển tiền. Mọi người thường dùng tài khoản ngân hàng để nhận lương, thanh toán, cất giữ tiền mặt, vay tiền,… Vì vậy, nhiều kẻ gian muốn lừa đảo xin số tài khoản ngân hàng để lấy cắp tài sản.  

Một số chiêu trò lừa đảo xin số tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền bạn có thể tham khảo như sau:

Lừa khách hàng truy cập vào các đường link ngân hàng lạ

Sau khi có được số tài khoản ngân hàng của “con mồi” thì kẻ gian sẽ lừa đảo bằng cách chuyển một khoản tiền nhỏ vào số tài khoản. Tiếp đó, người này sẽ giả mạo là nhân viên ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn cho bạn thông báo giao dịch chuyển tiền bị lỗi, bị treo và yêu cầu bạn hãy truy cập vào đường link mà kẻ lừa đảo này cung cấp.

Trong link lạ sẽ dẫn dụ khách hàng nhẹ dạ cung cấp những thông tin bảo mật như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP,… để chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản và thực hiện rút hết tiền tài khoản của bạn. 

Giả mạo người khác yêu cầu chuyển tiền

Hình thức của tổ chức lừa đảo giả mạo là nhân viên ngân hàng để lừa đảo qua tài khoản ngân hàng đã không còn mới lạ. Những đối tượng này thường mạo danh người khác để thông báo đến “con mồi” rằng họ đã nhận được một khoản tiền và yêu cầu xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào đường link có chứa mã độc. Nếu khách hàng không cảnh giác họ sẽ lập tức dính bẫy ngay.

Một trường hợp mạo danh vô cùng tinh vi nữa là các đối tượng này tìm đến những shop bán hàng online trên facebook, zalo,… và nhắn tin mua hàng. Đối tượng nói dối sẽ chốt đơn, hoặc họ đang ở nước ngoài không thanh toán trực tiếp được yêu cầu shop cung cấp số tài khoản. 

Tiếp theo, chúng sẽ gửi cho shop những đường link lạ, link ảo, nói dối là truy cập vào để nhận tiền vì ở nước ngoài yêu cầu phải thực hiện  như vậy. Với những kịch bản thuyết phục như vậy, hầu như ai cũng tin tưởng và kích vào đường link độc đó.

Ngoài mạo danh thành nhân viên ngân hàng thì đối tượng lừa đảo còn mạo danh thành nhiêu đơn vị khác nữa như: tòa án, cảnh sát, nhân viên bưu điện, viễn thông, nhân viên giao hàng,…. yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến tài khoản của kẻ gian.

Lừa đảo đăng ký tài khoản ngân hàng

Theo chia sẻ của nhiều khách hàng trước bị mắc bẫy, đối tượng gửi những tin nhắn chào hàng qua SMS với nội dung như: rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, dễ dàng đáo hạn hàng tháng hoặc chuyển trả góp với phí, được hỗ trợ rút 90% hạn mức thẻ, lãi suất thấp hơn để lôi kéo khách hàng,… 

Sau khi khách hàng đồng ý thì bọn chúng sẽ yêu cầu khách hàng đăng ký tài khoản ngân hàng giả hòng lừa lấy những thông tin như: mã CVV, mã OTP, mật khẩu, tên tài khoản, CCCD, CMND,… Ngay khi có được những dữ liệu này kẻ gian sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền qua các giao dịch online.

Thủ đoạn lừa đảo lấy cắp thông tin dịch vụ ngân hàng

Bên cạnh những hình thức lừa đảo tinh vi kể trên thì nhiều khách hàng phản ánh rằng họ nhận được nhiều tin nhắn từ tổng đài giả danh ngân hàng để lấy cắp thông tin. Thậm chí, bọn chúng còn sử dụng dịch vụ nhắn tin SMS Brand Name để hiển thị thêm thương hiệu ngân hàng để tạo niềm tin hơn. 

Những đối tượng lừa đảo tìm cách lấy cắp các thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Từ đó, truy cập và chiếm đoạt tiền từ tài khoản. Một số thủ đoạn phổ biến đã được ghi nhận như:

Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking

Cách thức phổ biến tiếp theo là lừa đảo bằng thủ đoạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản. Các đối tượng này sẽ giả vờ chuyển nhầm tiền khi biết được số tài khoản của bạn. Thông thường chúng sẽ chuyển với nội dung cho vay và gọi điện đến bạn để đòi tiền nợ kèm lãi. 

2.Cách khắc phục những chiêu lừa đảo qua tài khoản ngân hàng

Nhiều ngân hàng liên tục cảnh báo người dùng tài khoản ngân hàng những chiêu trò lừa đảo mới của kẻ gian. Các chuyên gia đề xuất cần áp dụng đồng bộ những giải pháp về công nghệ bảo mật hiện đại, quy trình quản trị rủi ro an ninh mạng,… nhằm hạn chế những thủ đoạn lừa đảo.

Một số cách khắc phục những chiêu lừa đảo qua tài khoản ngân hàng mà bạn nên tham khảo sau đây:

✘ Bất kỳ ai đang sử dụng tài khoản ngân hàng phải luôn nâng cao cảnh giác, xác định chính xác thông tin của người liên hệ. 

✘ Không thực hiện chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.

✘ Báo cho công an, cơ quan chức năng nơi gần nhất nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ.

✘ Hầu như các ngân hàng hiện nay đều không bao giờ gửi link hoặc liên hệ với khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dưới mọi hình thức. 

✘ Nếu nhận những thông tin yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản thì tuyệt đối bạn không nên tin tưởng và làm theo.

Trường hợp phát hiện ra có dấu hiệu bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo, bị tin tặc tấn công thì để đảm bảo an toàn bạn nên thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

3.Hướng dẫn giao dịch qua tài khoản ngân hàng online an toàn 2024

Để không trở thành “nạn nhân” trong những chiêu thức lừa đảo kể trên mọi người nên lưu ý thêm những điều sau:

✔ Không tiết lộ thông tin định danh cá nhân gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, mã khóa bí mật,…. cho bất cứ ai khác. Không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chép/lưu dưới bất kỳ hình thức nào.

✔ Chỉ đăng nhập qua các thiết bị đáng tin cậy. Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa hoặc can thiệp hệ điều hành (root, jailbreak,..) để sử dụng dịch vụ.

✔ Để đăng nhập vào dịch vụ internet banking, bạn chỉ nên truy cập vào website chính thức của ngân hàng.

✔ Đăng xuất ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch hoặc khi không sử dụng tài khoản ngân hàng.

✔ Không nên sử dụng các thông tin cá nhân cơ bản như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, tên,…. để đặt mật khẩu. 

✔ Nên đổi mật khẩu định kỳ tối thiểu 3 tháng một lần hoặc khi nghi bị lộ thông tin.

✔ Trường hợp không thực hiện giao dịch mà vẫn nhận thông báo số dư bất thường, mã OTP, kích hoạt ứng dụng trên thiết bị khác, liên kết ví điện tử,… thì liên hệ ngân hàng xử lý gấp.

✔ Tuyệt đối không bấm vào những đường link được nhận qua facebook, zalo, tin nhắn, website,…

✔ Khi cảm thấy thông tin không chính xác hãy gọi vào hotline ngân hàng ngay lập tức để được hỗ trợ.

✔ Hạn chế công khai thông tin tài khoản lên mạng xã hội.

4.Một số câu hỏi liên quan đến giao dịch tài khoản ngân hàng

Lừa đảo chuyển tiền qua Internet banking có lấy lại được không?

Nếu như bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking thì có lấy lại không? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất, tùy theo mức độ lừa đảo, số tiền lừa, thông tin kẻ lừa đảo như thế nào mà sẽ lấy lại tiền được không. Mặc dù lấy lại tiền ở những trường hợp như thế này như “mò kim đáy bể” nhưng vẫn còn người lấy lại được. Thông tin nganhangnongthon sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới.

Bị kẻ gian lừa đảo qua tài khoản ngân hàng thì lấy lại tiền như thế nào?

Nếu chẳng may bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo qua tài khoản ngân hàng thì bạn có thể bình tĩnh xử lý lấy lại tiền bằng cách sau:

▶ Bước 1: Lập tức liên hệ với ngân hàng để thông báo trường hợp lừa đảo để ngân hàng kịp thời phong tỏa tài khoản. Nếu may mắn, kẻ lừa đảo mới lấy được số tài khoản chưa kịp rút tiền thì số tiền trong tài khoản bạn vẫn không bị mất.

▶ Bước 2: Hãy thu thập chứng cứ về tội phạm lừa đảo càng nhiều càng tốt để cung cấp đến công an có dữ liệu điều tra. 

▶ Bước 3: Tố cáo với công an, cơ quan chức năng, đơn vị có thẩm quyền xử lý trường hợp lừa đảo lấy tiền.

▶ Bước 4: Bổ sung những tài liệu hỗ trợ cho quá trình điều tra như: đơn trình báo vụ việc, giấy tờ tùy thân, các tài liệu, chứng cứ liên quan,…

Sau bao lâu thì khách hàng lấy lại được tiền?

Thông thường thời gian giải quyết những tin báo tội phạm thường sẽ mất khoảng vài tuần. Tuy nhiên, đối với những kẻ lừa đảo ẩn danh, khôn khéo thường sẽ khó truy lùng ra hơn. Do đó, thời gian lấy lại tiền khi bị lừa đảo tài khoản ngân hàng có thể lâu hơn dự kiến.

Xem thêm: Cách lấy lại mã Digibank OTP MBBank

Như vậy, bài viết trên nganhangnongthon đã tổng hợp đến bạn những chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng 2024. Khi dùng tài khoản ngân hàng mọi người nên thận cẩn và đề cao cảnh giác tuyệt đối. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin tham khảo đảm bảo an toàn tài khoản ngân hàng. Nếu có thêm những câu hỏi nào bạn hãy bình luận bên dưới để ta cùng nhau giải đáp nhé.

Exit mobile version