Thời gian giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư mới vào “nghề”. Hẳn bạn cũng đang thắc mắc thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa, giao dịch lúc mấy giờ. Cùng Nganhangnongthon tìm hiểu về chủ đề này nhé.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa, giao dịch lúc mấy giờ Việt Nam?
Chứng khoán Mỹ là thị trường lớn và ổn định hàng đầu trên thị trường chứng khoán nói chung. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cơn sốt này. Vì thế việc tìm hiểu thời gian mở cửa của thị trường chứng khoán Mỹ là điều cần thiết.
Giờ giao dịch của các sàn chứng khoán Mỹ tiêu biểu
Sàn Nasdaq mở cửa lúc mấy giờ Việt Nam? Các sàn NYSE, AMEX, BATS Global Markets giao dịch lúc mấy giờ? Thông tin được trình bày trong bảng sau:
Giao dịch tiêu chuẩn | Giao dịch ngoài giờ | Giao dịch tiền thị trường | |
Sàn Nasdaq | 21:30 – 4:00 sáng hôm sau | 4:00 – 6:30 | 20:00 – 21:30 |
Sàn NYSE | 21:30 – 4:00 sáng hôm sau | 4:00 – 6:00 | 20:00 – 21:30 |
Sàn AMEX | 20:30 – 3:00 sáng hôm sau | 3:00 – 7:00 | 17:30 – 20:30 |
Sàn BATS | 21:30 – 4:00 sáng hôm sau | 4:00 – 8:00 | 20:00 – 21:30 |
Lưu ý: Giao dịch tiền thị trường và giao dịch tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra từ thứ Hai đến thứ Sáu như thời gian biểu trên. Còn lại giao dịch ngoài giờ là từ thứ Ba đến thứ Bảy trong tuần.
Quy định ngày nghỉ của thị trường chứng khoán Mỹ
Thứ 7 có giao dịch chứng khoán không, đó là một thắc mắc phổ biến của không ít trader khi mới vào nghề. Thì câu trả lời thường là KHÔNG. Thông thường, các sàn chứng khoán Mỹ đều nghỉ giao dịch vào thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.
Sau ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần, thì phiên tiếp theo sẽ rút ngắn thời gian giao dịch. Tức là những ngày tiếp theo, thị trường đóng cửa sớm hơn so với bình thường. Cụ thể là từ 9:30 sáng đến 1:00 chiều ET.
Thời gian giao dịch chứng khoán Mỹ theo mùa
Vào mùa hè và mùa đông thì giờ giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ có sự khác biệt. Nguyên nhân bởi đất nước này muốn tiết kiệm ánh sáng để kéo dài thời gian tận dụng ánh mặt trời.
Chi tiết thời gian, giờ giao dịch của chứng khoán Mỹ vào mùa hè và mua đông như sau:
+ Sàn chứng khoán Nasdaq:
- Giao dịch tiêu chuẩn: 21:30 – 4:00 sáng hôm sau (mùa hè), 22:30 – 5:00 sáng hôm sau (mùa đông)
- Giao dịch trước thị trường: 4:00 – 6:30 (mùa hè), 5:00 – 7:30 (mùa đông)
- Ngoài giờ: 4:00 – 6:30 (mùa hè), 5:00 – 7:30 (mùa đông)
+ Sàn chứng khoán NYSE:
- Mùa hè: 21:30 – 4:00 sáng hôm sau
- Mùa đông: 22:30 – 5:00 sáng hôm sau
+ Sàn chứng khoán AMEX:
- Giờ tiêu chuẩn: 21:30 – 4:00 sáng hôm sau (mùa hè), 22:30 – 5:00 sáng hôm sau (mùa đông)
- Giao dịch trước thị trường: 18:30 – 21:30 (mùa hè), 19:30 – 22:30 (mùa đông)
- Giao dịch sau thị trường: 4:00 – 8:00 (mùa hè). 5:00 – 9:00 (mùa đông)
Múi giờ của Việt Nam và Mỹ có sự khác biệt lớn nên các nhà đầu tư cần nắm rõ để giao dịch. Nếu không, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá giao dịch và lợi nhuận của bạn.
Các sàn chứng khoán Mỹ uy tín nổi bật
Một điều bạn cần biết là thị trường chứng khoán Mỹ không giao dịch vào một thời gian nhất định đối với tất cả các sàn. Vậy nên chúng ta sẽ tìm hiểu thời gian mở cửa của một số sàn nổi bật, uy tín nhất. Cụ thể đó là các sàn:
Sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq
Nasdaq là sàn chứng khoán điện tử quy mô lớn nhất nước Mỹ. Sàn có vốn hóa thị trường đứng thứ 3 trên thế giới, sau NYSE và Tokyo. Đây là một sàn chứng khoán phi tập trung (OTC).
Cái tên Nasdaq đã quá quen thuộc trong giới đầu tư chứng khoán. Nhắc đến sàn Nasdaq thì có 2 vấn đề nổi trội được đề cập:
- Sàn điện tử đầu tiên cho phép mua bán cổ phiếu nhanh chóng qua hệ thống giao dịch tự động
- Chỉ số Nasdaq là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất với tài chính toàn cầu
Cổ phiếu giao dịch trên sàn Nasdaq thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như hàng tiêu dùng, tài chính, công nghệ, giao thông,… Nổi bật nhất là cổ phiếu công nghệ cao. Nasdaq cũng niêm yết cổ phiếu của chính nó trên sàn với mã NDAQ.
Sàn chứng khoán Mỹ NYSE
NYSE là sở giao dịch chứng khoán New York (viết đầy đủ của chữ NYSE là New York Stock Exchange). Sàn được thành lập vào năm 1792, là nền tảng giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới.
Hiện tại, sàn NYSE có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp trên toàn thế giới đều mong muốn được niêm yết trên sàn NYSE. Sở giao dịch chứng khoán New York chỉ thực hiện trực tiếp tại sàn và sử dụng hệ thống đấu giá liên tục.
Để được niêm yết trên sàn NYSE thì các doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện:
- Tổng thu nhập trong năm gần nhất đạt ít nhất 75 triệu USD
- Giá trị vốn hóa thị trường đạt 100 triệu USD
- Tổng lợi tức trước thuế của 3 năm gần nhất đạt 10 triệu USD
- Lợi tức 2 năm gần nhất đạt ít nhất 2 triệu USD, năm đầu tiên phải có lời
Người điều phối sàn NYSE là các chuyên viên tài chính. Họ có nhiệm vụ kết nối người mua và bán, đảm bảo tính ổn định, liên tục của thị trường.
Sàn chứng khoán Mỹ AMEX
AMEX là viết tắt của American Stock Exchange. Sàn này được xếp thứ 3 về tổng khối lượng giao dịch hằng ngày, thuộc 1 sàn con của NYSE. Thông thường các doanh nghiệp niêm yết trên sàn AMEX có quy mô nhỏ hoặc mới nổi trên thị trường.
Sàn AMEX từng là đối thủ của NYSE nhưng hiện tại nó trở thành công ty con của tập đoàn này. Hầu hết các giao dịch trên sàn AMEX là giao dịch:
- Cổ phiếu vốn hóa nhỏ
- Quỹ hoán đổi danh mục
- Chứng khoán phái sinh
AMEX là sàn chứng khoán phù hợp cho các start-up mới nổi. Tại đây, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cho mình loại cổ phiếu tiềm năng.
Sàn chứng khoán Mỹ BATS Global Markets
BATS khi mới thành lập chỉ được biết đến như một hình thức mạng truyền thông điện tử. Hiện nay, sàn này phát triển không kém các đối thủ lớn như Nasdaq hay NYSE. Lượng giao dịch lớn xếp thứ 4 tại Mỹ, ngoài ra BATS Global Markets còn điều hành 2 sàn con.
Đó là BZX và BYX, hiện đang chiếm khoảng 12% tổng khối giao dịch hằng ngày tại Mỹ. BATS Global Markets cũng mở rộng thị trường chứng khoán sang châu Âu từ năm 2008.
Điều cần biết về giao dịch thị trường chứng khoán Mỹ
Ngoài thông tin chính về giờ giao dịch của các sàn chứng khoán Mỹ thì còn một số nội dung mà nhà đầu tư cần biết. Chúng cũng không kém phần quan trọng nếu bạn muốn giao dịch hiệu quả.
Các trường hợp giao dịch chứng khoán Mỹ bị ngắt mạch
Chứng khoán Mỹ tạm ngưng giao dịch trong một số tình huống như sau:
1/ Tạm ngưng do tin tức – News halt
Những thông tin về sự kiện có khả năng tác động mạnh mẽ lên giá của một vài cổ phiếu được tung ra từ chính doanh nghiệp liên quan, sẽ khiến giao dịch bị tạm ngưng. Nó có ý nghĩa là giúp nhà đầu tư thêm thời gian nghiên cứu trước khi quyết định. Thời gian này chỉ khoảng 15 phút hoặc đến cuối phiên.
2/ Tạm ngưng giao dịch do biến động giá – Volatility halt
Điều này xảy ra với từng loại cổ phiếu riêng lẻ. Trường hợp là giá tăng hay giảm đột ngột, vượt quá biên độ chỉ trong 15 giây thì. Ví dụ như cổ phiếu GME có biến động dẫn đến tạm ngưng giao dịch vào ngày 25/2/2021.
3/ Tạm ngưng giao dịch do lệnh quyết định – Compliance halt
Cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó có thể được ban lệnh tạm ngừng giao dịch. Đó là khi họ gặp vấn đề không tuân thủ đúng quy định. Chẳng hạn như hồ sơ không phù hợp, gian lận, hủy niêm yết, không đủ thông tin. Các cơ quan có thẩm quyền gồm:
- Ủy Ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC)
- Cơ quan Quản lý Công nghiệp tài chính (FINRA)
- Các Sở giao dịch chứng khoán uy tín (NYSE, AMEX, NASDAQ)
Trường hợp bị tạm ngừng ảnh hưởng đến cổ đông nhiều vì nó hàm ý hoạt động của công ty ban hành cổ phiếu có vấn đề.
4/ Tạm ngưng giao dịch vì ngắt mạch tự động – Trading curb
Trường hợp này làm tạm ngưng toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ. Nguyên nhân là các chỉ số tiêu chuẩn sụt giảm dưới tỷ lệ % định trước so với giá chốt phiên trước đó. Giao dịch bị ngưng để tránh bán tháo cổ phiếu làm sụp đổ thị trường.
* Ngoài ra, còn một số tình huống bất khả kháng khiến cho các sàn giao dịch Mỹ tạm ngừng hoạt động. Chẳng hạn như sự cố kỹ thuật hoặc sự kiện chính trị, xã hội đặc biệt.
Tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ được hiểu là các loại chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ với hơn 10 ngàn công ty niêm yết, sở hữu vốn hóa hơn 30 nghìn tỷ USD.
Các cổ phiếu của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn hàng đầu trên thế giới đa số được niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ. Mục đích niêm yết là để kêu gọi nguồn vốn lớn, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Mỹ
Ngày 17/5/1792, một số nhà môi giới chứng khoán thỏa thuận với nhau tại phố Wall. Nơi đây đánh dấu lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán Mỹ. Đến năm 1800, NYSE ra đời, trở thành sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ.
Vì sự kiện năm 1792, thị trường chứng khoán Mỹ còn có tên gọi là thị trường phố Wall. Hiện tại có 14 sở giao dịch chứng khoán Mỹ ở thị trường tập trung. Ngoài ra còn có chứng khoán phi tập trung, điển hình là Nasdaq.
Bảng giá chứng khoán Mỹ
Cập nhật bảng giá chứng khoán Hoa Kỳ, để bạn nắm thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay:
Tên công ty, doanh nghiệp | Lần cuối |
3M | 128.49 |
American Express | 140.40 |
Amgen | 245.55 |
Apple | 138.93 |
Boeing | 139.84 |
Caterpillar | 178.29 |
Chevron | 146.51 |
Cisco | 42.60 |
Coca-cola | 64.38 |
Dow | 51.69 |
Goldman Sachs | 299.23 |
Home Depot | 279.08 |
Honeywell | 175.11 |
IBM | 141.12 |
Intel | 36.34 |
J&J | 179.52 |
JPMorgan | 114.05 |
McDonald’s | 252.96 |
Merck&Co | 92.42 |
Microsoft | 259.58 |
Nike | 101.18 |
Procter&Gamble | 146.11 |
Salesforce.com | 168.20 |
The Travelers | 171.18 |
UnitedHealth | 517.40 |
Verizon | 51.64 |
Visa A | 199.18 |
Walgreens Boots | 38.56 |
Walmart | 122.63 |
Walt Disney | 96.14 |
Các chỉ số chứng khoán Mỹ
Nhà đầu tư tham khảo top các chỉ số chứng khoán Mỹ không thể bỏ qua:
1/ Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones
DJIA là một trong các chỉ số chứng khoán lâu đời nổi tiếng nhất ở Mỹ cũng như thế giới. Chỉ số này bao gồm cổ phiếu 30 doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ. Nó được biết đến với danh sách công ty blue-chip tốt nhất thị trường. Vì thế nó có thể đại diện cho giá trị cổ phiếu.
2/ Chỉ số S&P 500
S&P 500 là viết gọn của chỉ số Standard & Poor’s 500. Đó chính là chỉ số của 500 công ty hàng đầu trong chứng khoán Mỹ. Dựa trên các tiêu chí:
- Thanh khoản
- Thả nổi công khai
- Phân loại lĩnh vực
- Khả năngg tài chính
- Lịch sử giao dịch
Nhìn chung, chỉ số S&P 500 biểu hiện sự chuyển động tích cực trên thị trường chứng khoán Mỹ.
3/ Chỉ số tổng hợp Nasdaq
Nasdaq là sở giao dịch cổ phiếu công nghệ. Chỉ số tổng hợp S&P 500 bao gồm tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán này, tính cả một số công ty không có trụ ở tại Hoa Kỳ. Chỉ số Nasdaq tổng hợp một số tiểu ngành như:
- Phần mềm
- Công nghệ sinh học
- Chất bán dẫn,…
Chỉ số Nasdaq cho thấy sự chuyển động của ngành công nghệ cũng như thái độ của các nhà đầu tư đối với các cổ phiếu đầu cơ.
4/ Chỉ số Wilshire 5000
Chỉ số này bao gồm tất cả các doanh nghiệp công khai giao dịch có sẵn dữ liệu giá, trụ sở tại Mỹ. Vì thế nó còn được biết đến là tổng chỉ số thị trường chứng khoán. Nó đại diện cho toàn bộ thị trường Mỹ. Tuy nhiên chỉ số Wilshire 5000 ít phổ biến hơn so với S&P 500.
5/ Chỉ số Russell 3000
Russell 3000 đại diện cho khoảng 3000 cổ phiếu của các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Nó thường được gọi là chỉ số thị trường rộng lớn vì chiếm khoảng 98% tổng vốn hóa thị trường vốn cổ phần có thể đầu tư tại Mỹ. Chỉ số này phổ biến nhất để các nhà đầu cơ nắm bắt cổ phiếu mệnh giá nhỏ.
Xem thêm: Các mã cổ phiếu Mỹ tiềm năng
Bạn cần trang bị những kiến thức quan trọng, từ cơ bản nhất trước khi tham gia đầu tư. Bên cạnh việc tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa, giao dịch lúc mấy giờ Việt Nam thì các nhà đầu tư cũng đã biết được nhiều thông tin cần thiết để khai thác thị trường này.