Các trường hợp mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng thì có tốn phí không? Nếu không đóng phí thì có sao không và cách xử lý như thế nào? Thông tin chia sẻ dưới đây nhằm giải đáp những thắc mắc trên và hướng dẫn cách khóa thẻ ngân hàng, hủy thẻ ngân hàng chuẩn nhất.
Các trường hợp mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng
Việc này không hiếm gặp, điển hình là bạn đang ở trong tình huống đó. Thường thì mở tài khoản nhưng không sử dụng rơi vào:
- Khách hàng mở tài khoản vì lời mời, lời giới thiệu mở tài khoản nhận tiền,… sau đó không dùng đến.
(Chẳng hạn như chương trình mở thẻ được tặng quà của MBBank gần đây).
- Công ty yêu cầu mở tài khoản cùng một ngân hàng để nhận lương, sau này bạn nghỉ việc.
- Tài khoản chỉ để đóng tiền học phí, khi ra trường rồi bạn không dùng đến nữa.
- Mở tài khoản để vay tín dụng và đã hoàn thành xong gói vay
Các tài khoản đó không dùng tới thì khách hàng sẽ thắc mắc liệu nó bị trừ tiền không. Nếu không nộp tiền vào lần nào thì trừ tiền như thế nào?
Mở tài khoản ngân hàng không dùng có bị trừ tiền không?
Tài khoản ngân hàng lâu ngày không sử dụng thì có bị trừ tiền không, trừ những loại phí gì? Điều này rất nhiều khách hàng muốn biết.
Câu trả lời là vẫn bị trừ tiền nhé. Các loại phí như:
- Phí duy trì tài khoản
- Phí thường niên thẻ
- Phí SMS banking, internet banking,… (tùy ngân hàng)
Đối với các tài khoản online, tài khoản ngân hàng trực tuyến, tài khoản trả trước, thì không phải tốn phí nếu bạn không dùng đến.
Thông thường khi phát hành thẻ kèm với tài khoản tương ứng thì các khoản phí sẽ phát sinh.
Một số người cần biết không đóng phí thường niên, phí duy trì có sao không. Thẻ ATM vẫn bị trừ tiền nếu bạn chưa hủy, chưa khóa dù không sử dụng. Nếu không đóng những phí này thì quy định khoản tiền trừ sẽ tính vào nợ xấu. Nợ xấu ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn sau này.
Tài khoản ngân hàng lâu không sử dụng phải làm sao?
Bạn có 3 lựa chọn để xử lý tài khoản ngân hàng mở ra mà không sử dụng của mình.
Khóa tài khoản tạm thời
Đã nhiều người hỏi nếu mở ra mà không sử dụng, cũng không đóng tài khoản ngân hàng có sao không. Tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến thông tin cá nhân, điểm tín dụng của bạn.
Vậy nên thay vì hoang mang, bạn nên cân nhắc nhu cầu của mình để giải quyết vấn đề này. Nếu dự tính sau này có thể sử dụng lại tài khoản này thì bạn chỉ cần tạm đóng tài khoản.
Đóng tài khoản ngân hàng tạm thời thì bạn vẫn chịu phí thường niên. Trong khi đó phí quản lý tài khoản sẽ không phát sinh. Tức là bạn vẫn tiết kiệm được một khoản chi phí.
Trong vòng 1 năm, hãy liên hệ để mở lại tài khoản nếu bạn có nhu cầu. Nếu không chủ động làm việc này thì tài khoản của bạn sẽ bị khóa vĩnh viễn.
Xóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn
Tài khoản ngân hàng mở nhưng không dùng đến, bạn cảm thấy sau này cũng không có dịp sử dụng đến nó nữa thì hãy tiến hành khóa hẳn luôn. Một số loại tài khoản online có thể xóa trên app mà không cần đến ngân hàng.
Việc đóng vĩnh viễn tài khoản chứng tỏ bạn đồng ý chấm dứt mọi hoạt động liên quan đến nó. Lúc này mọi khoản phí đều không còn ảnh hưởng đến bạn, như phí quản lý (gồm cả phí duy trì) và phí mobile banking, internet banking hay phí thường niên.
Còn nếu chưa khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn thì dù không phát sinh giao dịch bạn cũng có nghĩa phụ phải đóng phí.
Xem thêm: Cách xóa tài khoản Vietcombank vĩnh viễn
Đóng các dịch vụ ngân hàng số
Bên cạnh phương thức giao dịch truyền thống thì hiện nay các ngân hàng đều có dịch vụ online. Bình thường chủ tài khoản có thể quản lý tài khoản của mình trên các nền tảng như:
- Internet banking
- Mobile banking
- Dịch vụ tin nhắn SMS
Khi đăng ký, sử dụng và phát sinh giao dịch theo quy định của từng ngân hàng, bạn sẽ chịu phí để duy trì các dịch vụ này. Vậy nên khi đã có ý định bỏ tài khoản ngân hàng thì bạn cũng nên hủy chúng đi.
Không ít khách hàng quên mất việc này, đến khi dùng lại dịch vụ của ngân hàng thì phát hiện một khoản nợ xấu vì để quá hạn đã lâu mà không thanh toán.
Cách hủy tài khoản ngân hàng khi không sử dụng
Như đã nói trên thì tốt nhất bạn nên khóa, hủy tài khoản ngân hàng nếu không dùng đến. Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng rất đơn giản, bạn có thể lựa chọn một trong 2 hình thức:
+ Yêu cầu hủy tài khoản qua tổng đài
Các hotline ngân hàng chi nhánh địa phương luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của bạn. Trong quá trình sử dụng dịch vụ của ngân hàng, gặp trở ngại hay thắc mắc bạn gọi đều được tư vấn. Thì lúc có nhu cầu đóng tài khoản cũng vậy.
Nhân viên giao dịch sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin chứng minh nhân dân, địa chỉ,… Khóa thẻ qua tổng đài cũng tốn phí và nó được trừ vào tài khoản ngân hàng của bạn.
+ Đến ngân hàng khóa tài khoản
Để khỏi rườm rà khó hiểu thì bạn đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng để thực hiện. Mọi thao tác sẽ được nhân viên giao dịch hướng dẫn cụ thể, chỉ tốn khoảng 15 – 20 phút là xong.
Bạn nhớ mang theo giấy tờ tùy thân bản gốc còn hiệu lực để ngân hàng đối chiếu. Thông tin trên đó phải trùng với thông tin lúc trước bạn đăng ký tài khoản ngân hàng.
Tùy vào hệ thống ngân hàng mà bạn đang sử dụng thì việc này có tốn phí hay không nhé.
Một số vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng không sử dụng
Khóa thẻ ngân hàng có mất phí không?
Thông thường các ngân hàng có áp dụng phí khóa thẻ ATM. Một số ngân hàng hỗ trợ khóa thẻ online hoàn toàn thì không tốn phí.
Nếu bạn dùng thẻ tài khoản của ngân hàng nào thì tìm hiểu cụ thể tại biểu phí của họ. Chẳng hạn bạn xem biểu phí thẻ ATM VPBank thì sẽ thấy mục khóa thẻ phí bao nhiêu.
Tài khoản ngân hàng hết tiền có bị khóa không?
Thường khi mở thẻ thanh toán ngân hàng thì bạn sẽ tốn mức phí cơ bản là 50.000đ. Đó cũng được xem là số dư tối thiểu để duy trì dịch vụ thẻ, chứ ngân hàng không thu.
Vậy thì khi giao dịch trên tài khoản đó khiến cho số dư còn ít hơn 50.000đ, thậm chí hết tiền, thì có bị khóa không?
Điều này thì hầu hết các ngân hàng không quy định sẽ khóa thẻ hay khóa tài khoản gì cả. Bạn không được yêu cầu giữ tiền trong tài khoản nếu không muốn hoặc không có nhu cầu.
Tuy nhiên tài khoản hết tiền đồng nghĩa với việc bạn không thể dùng nó để thanh toán. Bên cạnh đó một vài tiện ích sẽ bị hủy tự động. Tuy nhiên lúc này phí thường niên hay phí quản lý tài khoản vẫn bị trừ âm. Vậy mới có những tình huống tài khoản ngân hàng bị âm tiền.
Theo quy định của các ngân hàng thì khi bạn nộp tiền vào lại thì tài khoản sẽ tự động trừ số âm đó. Nhưng thực tế nhiều trường hợp khách hàng vẫn không thấy bị trừ gì cả. Đôi khi có sự thay đổi tùy thời điểm.
Thẻ ngân hàng không sử dụng lâu ngày có bị khóa không?
Ở nội dung này chúng ta chia ra các loại thẻ khác nhau để trả lời:
- Thẻ ATM trả trước: chỉ khóa khi được khách hàng yêu cầu.
- Thẻ ghi nợ: sẽ bị tạm khóa nếu không giao dịch trong vòng 12 – 18 tháng.
- Thẻ tín dụng: không có quy định cụ thể về việc khóa tạm thời hoặc hủy thẻ.
Ngoài ra, ở mỗi hệ thống ngân hàng có thể có những quy định khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn bạn muốn biết thẻ ngân hàng Agribank lâu không sử dụng có bị khóa không thì có thể liên hệ để biết rõ nhất.
Tài khoản ngân hàng bị khóa khi nào?
Nếu tài khoản hết tiền không bị khóa, vậy khi nào tài khoản ngân hàng bị khóa? Cùng điểm qua các trường hợp sau:
- Chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản của mình
- Tài khoản được phát hiện có dấu hiệu giao dịch không bình thường
- Một số lý do bảo mật khác theo quy định của ngân hàng nhà nước
Bạn cần phân biết khóa tài khoản và khóa thẻ ATM nhé. Đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nếu thẻ bị khóa thì bạn vẫn có thể giao dịch bằng tài khoản. Nhưng tài khoản bị khóa (1 chiều hoặc 2 chiều) thì không dùng được nữa.
Riêng đối với thẻ thì chúng sẽ bị khóa trong một số tình huống như:
- Thẻ ATM hết hạn, hết hiệu lực (ngày hiệu lực được in trên từng thẻ, bạn nên chú ý để gia hạn khi cần).
- Nhập sai mã pin quá 5 lần thì thẻ bị khóa để đảm bảo tính an toàn.
- Chủ thẻ yêu cầu khóa thẻ và được chấp nhận.
- Thẻ để lâu không dùng (thời gian như đã nói ở phần trên), sẽ bị khóa tạm thời 1 chiều.
Nếu bạn không muốn thẻ đang giao dịch bị khóa thì hãy chú ý những vấn đề này để tránh. Trường hợp thẻ hoặc tài khoản bị khóa ngoài ý muốn, hãy liên hệ nhân viên tư vấn.
Cách chặn tài khoản ngân hàng nhận tiền gửi nhầm
Các ngân hàng được phép thực hiện phong tỏa tài khoản của người nhận nếu số tiền là chuyển nhầm. Việc này cần có quyết định yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thẩm quyền.
Đây là quy định mới ban hành, hành vi được thực hiện bởi cơ quan chức năng và bên phía ngân hàng. Nên người dùng tài khoản và thẻ không can thiệp được. Trong quy định ghi rõ dù chủ tài khoản nhận tiền có đồng ý hay không thì việc chặn tài khoản vẫn diễn ra khi cần thiết.
Mở lại tài khoản bị khóa
Bạn có thể liên hệ tổng đài qua hotline, bong bóng chat, địa chỉ email của ngân hàng. Hoặc cách đơn giản hơn là đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng để yêu cầu mở lại tài khoản.
Lúc này những khoản phí đang nằm trong ghi nợ cần được thanh toán thì bạn mới tiếp tục sử dụng được tài khoản ngân hàng đó. Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp không cần, tùy ngân hàng.
Vừa rồi là những lời giải đáp quanh vấn đề mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng và những nội dung quan trọng khác mà bạn chắc chắn sẽ cần trong quá trình giao dịch tài chính.