Mua cổ phiếu bao lâu thì được bán? Bán cổ phiếu thì bao lâu tiền về tài khoản? Người mới chơi chứng khoán hẳn sẽ thắc mắc những vấn đề này. Để giải đáp, bạn cần tham khảo bài viết này. Những kiến thức ban đầu rất quan trọng để bạn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đừng để bị “mất gốc” một cách đáng tiếc nhé.
Ngày T+2 là gì? T+0, T+1, T+3 là gì?
Đây là những thuật ngữ quan trọng bạn cần biết khi giao dịch chứng khoán. Ngày thanh toán T+2, T+1, T+3 và T0 bạn đều phải nắm rõ. Thật ra nó cũng đơn giản thôi.
Trước tiên, chữ T là viết tắt của từ Transaction (ngày giao dịch). Tức là những thuật ngữ còn lại đều liên quan đến việc giao dịch xảy ra.
- T0 (ngày giao dịch T+0): Ngày đặt lệnh mua/ bán một mã chứng khoán thành công.
- T+1: Ngày làm việc liền kề ngay sau ngày giao dịch trái phiếu, cũng là ngày thanh toán/ chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
- T+2: Ngày thanh toán/ chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán cách ngày giao dịch thành công 2 ngày.
- T+3: Ngày thanh toán/ chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán cách ngày giao dịch thành công 3 ngày.
Tóm lại bạn cứ hiểu như thế này: các số 1, 2, 3 đi kèm chữ T là số ngày liền sau ngày giao dịch thành công mà giao dịch được thanh toán/ chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu diễn ra.
Ví dụ: Bạn mua một loại cổ phiếu vào thứ 3 đầu tuần, thì thứ 3 đó chính là ngày giao dịch (T+0, hoặc T0). Tiếp, bạn thanh toán thành công vào thứ tư thì thứ tư là T+1,….
Sau khi mua cổ phiếu thì bao lâu được bán?
Trong này có hai ý chính cần làm rõ:
- Mua cổ phiếu xong khi nào bán được?
- Bán cổ phiếu xong bao lâu thì mua được?
Trước đây, khi giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thì nhà đầu tư sẽ chờ chứng chỉ thực tế. Khi nhận được chứng chỉ đó thì họ mới trả tiền mua chứng khoán.
Tuy nhiên hiện nay gần như mọi giao dịch đều trực tuyến, giao dịch điện tử. Thời gian giao dịch được thiết lập để giao chứng khoán và tiền mặt cho 2 bên mua bán.
Theo luật chứng khoán thì sau khi mua cổ phiếu, bạn đợi đến ngày T+3 thì có thể bán. Giả sử bạn mua vào thứ 2, thì thứ tư cổ phiếu về, thứ năm bạn có thể bán được.
Tương tự như vậy, sau khi bán cổ phiếu, bạn sẽ đợi đến ngày T+3 mới được giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mua lại ngay bằng dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán. Dịch vụ này cần được đăng ký trước với công ty chứng khoán.
Như vậy là đã rõ sau khi mua bán cổ phiếu xong bao lâu thì được bán, mua nhé.
Sau khi bán cổ phiếu thì bao lâu cổ phiếu/tiền về tài khoản?
Nếu bạn đã hiểu rõ về T+0, T+2, T+3,… thì nói cái này cũng dễ hiểu thôi.
* Sau khi mua cổ phiếu thì bao lâu cổ phiếu về?
Câu trả lời là nếu bạn giao dịch thành công vào ngày T+0, thì ngày T+ 2 cổ phiếu về. Nhưng lúc đó đã là cuối phiên giao dịch trong ngày nên đến ngày T+3 bạn mới có thể bán cổ phiếu.
Còn nếu mua cổ phiếu vào ngày thứ 5 và thứ 6 thì bỏ qua thứ 7, chủ nhật. Ngày T+1 sẽ tính vào thứ 2 tuần sau.
* Sau khi bán cổ phiếu thì bao lâu tiền về tài khoản?
Nhà đầu tư bán cổ phiếu giao dịch thành công ngày T+0 thì ngày T+2 tiền sẽ về tài khoản. Bạn có thể rút tiền mặt hoặc chuyển qua tài khoản ngân hàng.
Nếu bạn muốn ứng trước tiền bán ngay trong ngày T+0 thì vẫn có thể, thông qua dịch vụ này. Mức phí ứng trước tiền bán được quy định theo từng thời kỳ.
Cổ phiếu được bán vào thứ 5 và thứ 6 thì thời gian tiền về không tính 2 ngày cuối tuần.
Có thể mua bán chứng khoán trong 1 ngày không?
Bạn có thể mua bán chứng khoán trong ngày không? Cái này vừa lúc nãy mình có nói qua. Tức là bạn có thể ứng trước tiền bán để thực hiện lại ngay một giao dịch mới trong ngày.
Ngoài ra, bạn cần biết, tại Việt Nam:
Quy định thời gian giao dịch chứng khoán
Các sàn chứng khoán chính thức ở Việt Nam (Hose, HNX, UPCOM) đều giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6. Ngày lễ, tết hay dịp đặc biệt theo quy định thì không giao dịch.
Trong ngày, các sàn bắt đầu giao dịch thời gian như sau:
- Buổi sáng: Từ 9h – 11h30
- Nghỉ trưa: Từ 11h30 – 13h
- Buổi chiều: Từ 13h – 15h
Nếu bạn đặt lệnh trước giờ giao dịch của sàn thì lệnh sẽ ở trạng thái chờ gửi.
Cụ thể hơn một chút thì:
+ Tại sàn Hose:
- Phiên khớp lệnh ATO diễn ra trong 15 phút đầu tiên. Ở 15 phút này bạn không được điều chỉnh hay hủy lệnh.
- Thời gian khớp lệnh liên tục từ sau phiên ATO đến 14h30. Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên trước.
- Phiên khớp lệnh ATC là từ 14h30 đến 14h45, nguyên tắc cũng tương tự phiên ATO.
+ Tại sàn HNX:
Ngay khi mở cửa, giá được khớp liên tục vì không có phiên ATO. Chỉ có phiên ATC từ 14h30 đến 14h45. Sau đó là phiên khớp lệnh sau giờ với giá đóng cửa.
+ Tại sàn UPCOM:
Sàn này chỉ có khớp lệnh định kỳ suốt phiên, trừ thời gian nghỉ trưa theo quy định chung.
Thời điểm mua bán cổ phiếu trong ngày tốt nhất
Các chuyên gia đều cho rằng bạn không nên dành cả ngày trời cho việc mua bán chứng khoán. Chúng là một việc làm tốn thời gian mà không hiệu quả bằng cách chọn thời điểm tốt nhất để giao dịch.
Vậy thì đâu là các thời điểm lý tưởng để giao dịch chứng khoán? Đó là:
- Khi thị trường mở cửa trong 1 – 2 giờ đầu tiên. Lúc này xu hướng biến động cao, cho bạn nhiều cơ hội. Tuy nhiên với các tân binh thì nên tránh mua bán ở 15 phút đầu phiên.
- Kết thúc trước 11h30. Đây là một kinh nghiệm quan trọng. Thời điểm này biến động và khối lượng giao dịch giảm dần nên nó không phải lựa chọn tốt.
- Gần cuối phiên giao dịch. Lúc này bạn có thể nhìn lại mô hình thị trường trong ngày, biết chuyển biến và xu hướng của thị trường. Trong vài phút cuối của giao dịch là lý tưởng.
- Mua vào chiều thứ 2 và bán vài thứ 6. Đặc biệt thứ 2 rơi vào khoảng giữa tháng và thứ 6 đầu tiên của tháng mới thì càng tốt.
Tất nhiên bạn không thể cứ làm theo khuôn mẫu này. Nếu dễ dàng như vậy thì chứng khoán đã không có chuyện người lời, người lỗ. Hãy linh hoạt các phương pháp giao dịch, áp dụng kinh nghiệm bản thân và không ngừng quan sát, học hỏi để nâng cao kỹ năng.
Quay trở lại vấn đề ban đâu, khái niệm các ngày T+0, T+2,… và mua bán cổ phiếu xong khi nào bán, mua được thì chúng ta tổng hợp như thế này:
Thuật ngữ | Liên quan đến thời gian giao dịch |
Ngày T+0 | Ngày đặt lệnh thành công |
Ngày T+1 | Ngày chờ tiền/ cổ phiếu về |
Ngày T+2 | Ngày thanh toán |
Ngày T+3 | Ngày có thể giao dịch tiếp |
Xem thêm: Các sàn chứng khoán Mỹ
Không biết các nhà đầu tư còn điều gì thắc mắc? Hãy liên hệ để chúng ta cùng giải đáp nhé. Bạn có thể tham khảo những bài viết khác để có thêm thông tin hữu ích.