Site iconSite icon NganhangNongthon

Số Dư Khả Dụng Tài Khoản, Thẻ Ngân Hàng Bị 0đ Và Bị Âm Có Sao Không?

Số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng bị 0đ và bị âm có sao không?Số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng bị 0đ và bị âm có sao không?

Số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng bị 0đ và bị âm có sao không?

Có không ít các thắc mắc của khách hàng về số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng bị 0đ và bị âm có sao không? Để giải đáp cho vấn đề này, nganhangnongthon sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất ở bài viết bên dưới để bạn đọc tiện theo dõi.

Số dư khả dụng là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu định nghĩa chính xác về thuật ngữ số dư khả dụng. Được biết, số dư khả dụng là khoản tiền gửi có trong tài khoản mà bạn có thể rút ra để sử dụng. Thông thường, số dư khả dụng này sẽ nhỏ hơn số dư thực trong tài khoản của bạn. Bởi, số dư thực tế có trong tài khoản bao gồm cả số dư khả dụng và các khoản phí duy trì, phí dịch vụ (không thể rút ra).

Số dư khả dụng trong tài khoản

Trong quá trình sử dụng tài khoản/ thẻ ngân hàng thì bạn cần lưu ý về số dư khả dụng. Bởi, nó sẽ quyết định được số tiền mà bạn có thể rút ra để dùng. Như vậy, nếu số dư khả dụng của tài khoản/ thẻ của bạn bị âm tức là số dư khả dụng lúc này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0.

Số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng bị 0đ và bị âm có sao không?

Khi số dư khả dụng trong tài khoản/ thẻ ngân hàng của bạn bị 0đ hoặc bị âm thì sẽ dẫn đến một số vấn đề sau đây:

Số dư khả dụng tài khoản

Không thể thực hiện giao dịch

Để có thể rút tiền từ thẻ ATM/ chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác thì bắt buộc bạn phải có số dư khả dụng. Như vậy, trong trường hợp số dư khả dụng của bạn đang 0đ hoặc bị âm thì sẽ không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.

Phương án giải quyết duy nhất lúc này là bạn phải nạp thêm tiền vào tài khoản. Nếu trong quá trình nạp mà bạn gặp phải bất kỳ sự cố nào khiến giao dịch không thể thực hiện thì tốt nhất nên liên hệ hotline ngân hàng để được hỗ trợ.

Thẻ/ tài khoản ngân hàng bị khóa

Một trong những nguyên nhân khiến cho thẻ/ tài khoản ngân hàng của bạn bị khóa vĩnh viễn chính là do quá lâu không phát sinh giao dịch. Theo quy định của hầu hết các ngân hàng, trong vòng 1 – 2 năm mà không có bất kỳ giao dịch nào qua tài khoản thì sẽ tự động bị khóa.

Vì vậy, khi số dư khả dụng tài khoản/ thẻ bị âm thì sẽ không thể phát sinh thêm các giao dịch được. Lúc này, bạn cần giải quyết nhanh chóng vì nếu để tình trạng này càng lâu thì sẽ dẫn đến tài khoản bị khóa.

Khi tài khoản/ thẻ ngân hàng của bạn đã rơi vào tình trạng bị khóa. Bạn cần đến trực tiếp chi nhánh/ PGD ngân hàng để mở thẻ lại. Sau khi mở thẻ thành công, bạn hãy nạp tiền vào và thường xuyên thực hiện giao dịch để thẻ không bị khóa nữa.

Các hoạt động thanh toán đã kết nối với tài khoản ngân hàng bị hủy

Một số dịch vụ khác có kết nối với tài khoản ngân hàng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng khi số dư khả dụng 0đ/ bị âm như: Thanh toán điện, nước, Internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm,…

Vì vậy, bạn cần nạp tiền vào tài khoản để tiếp tục thanh toán cho các dịch vụ đã liên kết trước đó. Trường hợp bạn không muốn sử dụng tài khoản ngân hàng này nữa thì cần liên kết các dịch vụ thanh toán cho tài khoản ngân hàng khác để không bị gián đoạn.

Tóm lại, việc số dư khả dụng trong tài khoản/ thẻ ngân hàng của bạn bị 0đ hoặc bị âm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến giao dịch tài chính. Do đó, bạn cần hạn chế để tình trạng này xảy ra liên tục.

=>> Tham khảo: Vì sao app Agribank bị lỗi không chuyển khoản dù tài khoản còn tiền?

Những nguyên nhân dẫn đến số dư khả dụng bị 0đ, bị âm

Sẽ có nhiều nguyên nhân tác động làm cho số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng của bạn bị 0đ, bị âm, cụ thể:

+ Tiền bị phong tỏa trong tài khoản lớn hơn so với số dư khả dụng đang có.

+ Phát sinh lỗi trong giao dịch chuyển tiền dẫn đến số dư khả dụng bị trừ quá lố tới âm.

+ Tòa án/ cơ quan thuế/ viện kiểm sát có yêu cầu khóa tài khoản.

+ Có tranh chấp xảy ra giữa 02 chủ tài khoản trong tài khoản chung/ giữa ngân hàng với chủ tài khoản.

+ Có sự gian lận, hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian sử dụng tài khoản.

Hướng dẫn cách kiểm tra số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng

Có nhiều cách để bạn kiểm tra được số dư khả dụng tài khoản/ thẻ ngân hàng của mình một cách nhanh chóng, bao gồm:

Kiểm tra số dư khả dụng qua Internet Banking/ Mobile Banking

Bạn có thể biết được chính xác số dư khả dụng hiện có trong tài khoản của mình khi dùng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Kiểm tra số dư khả dụng tại cây ATM

Bạn cũng có thể đến cây ATM nằm trong hệ thống Napas để kiểm tra số dư khả dụng.

Kiểm tra số dư khả dụng qua SMS Banking

Một cách đơn giản mà được không ít người áp dụng chính là kiểm tra số dư khả dụng qua SMS Banking. Bạn có thể mở tin nhắn ngân hàng gửi đến, xem giao dịch cuối cùng hiện tại có sơ dư khả dụng báo về là bao nhiêu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu số dư theo cú pháp tin nhắn của một số ngân hàng thường gặp như:

Ngân hàng Cú pháp tra cứu số dư
Vietinbank
  • CTG SD gửi đến 8149
  • CTG SD Số tài khoản gửi đến 8149
VPBank
  • VPB SD gửi đến 8149
  • VPB SD Số tài khoản gửi đến 8149
Vietcombank
  • SD hoặc VCB SD gửi đến 6167
  • SD Số tài khoản hoặc VCB SD Số tài khoản gửi đến 6167
Techcombank
  • TCBTK Số tài khoản Mật khẩu gửi đến 8049
ACB
  • ACB SD Số tài khoản gửi đến 997
BIDV
  • TK Số tài khoản Mật khẩu gửi đến 8149

Kiểm tra số dư khả dụng trực tiếp tại ngân hàng

Nếu bạn gần các chi nhánh/ PGD ngân hàng thì có thể đến để được nhân viên giao dịch hỗ trợ kiểm tra.

Như vậy, bạn có thể chọn 1 trong 4 cách thức trên để kiểm tra số dư khả dụng tài khoản/ thẻ ngân hàng khi cần. Nếu trong quá trình thực hiện có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên hệ hotline ngân hàng mở tài khoản cho bạn để được hỗ trợ nhanh chóng.

=>> Xem thêm: Thẻ và tài khoản ngân hàng bị khóa có rút tiền được không?

Công thức tính số dư khả dụng

Chúng ta sẽ có công thức tính số dư khả dụng được thiết lập như sau:

Số dư khả dụng = Số dư tài khoản + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong tỏa – Số dư tối thiểu duy trì tài khoản

Trong đó:

+ Hạn mức thấu chi: Là số tiền mà chủ tài khoản được quyền sử dụng khi số dư tài khoản còn ở mức 0 đồng. Đây chính là số tiền mà ngân hàng đã cấp cho chủ tài khoản khi vay thấu chi.

+ Số tiền phong tỏa: Là số tiền mà ngân hàng sẽ giữ lại và chủ tài khoản không được sử dụng vì một số nguyên nhân như: bị phạt, phí phát sinh khác,…

+ Số dư tối thiểu duy trì tài khoản: Là số tiền mà ngân hàng bắt buộc phải có trong tài khoản, không được sử dụng đến.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho vấn đề số dư khả dụng tài khoản, thẻ ngân hàng bị 0đ và bị âm có sao không? Hi vọng bạn đọc đã được cung cấp những thông tin hữu ích và chính xác nhất qua bài viết này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại lời nhắn ở bình luận dưới, website sẽ phản hồi bạn đọc sớm nhất.

Exit mobile version