Hướng Dẫn Xem Và Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Chuẩn Xác Nhất
Hướng Dẫn Xem Và Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Chuẩn Xác Nhất

Hướng Dẫn Xem Và Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Chuẩn Xác Nhất

Đầu tư chứng khoán để sinh lợi nhuận và kiếm thật nhiều tiền luôn là kênh đầu tư được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi đầu tư an toàn và hiệu quả bạn cần phải biết cách đọc bảng giá chứng khoán trước. Chi tiết về thông tin này sẽ được hướng dẫn dưới đây, cùng Nganhangnongthon.com theo dõi nhé!

Tìm hiểu bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán là một bảng hiển thị đầy đủ các thông tin liên quan đến giá, các giao dịch cổ phiếu được thực hiện trên thị trường chứng khoán (tính theo phút, giờ, ngày…). Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán có 02 bảng giá riêng biệt là Bảng giá chứng khoán HOSE thuộc Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và bảng giá HNX thuộc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Bảng giá HNX bao gồm 02 sàn là HNX và UPCOM.

Tìm hiểu bảng giá chứng khoán là gì?
Tìm hiểu bảng giá chứng khoán là gì?

Bên cạnh đó, trong bảng giá chứng khoán còn hiển thị các loại hàng hoá giá trị khác như hợp đồng tương lai, chứng quyền. Thông qua bảng giá nhà đầu tư có thể nắm rõ biến động trên thị trường chứng khoán, từ đó lựa chọn cơ hội mua hoặc bán hợp lý để sinh lợi nhuận cao.

Hướng dẫn xem và đọc bảng giá chứng khoán chuẩn xác nhất

Nếu bạn là người mới chơi chứng khoán và không biết cách đọc bảng giá chứng khoán như thế nào cho đúng. Vậy hãy tham khảo chi tiết sau:

Mã CK

Mã CK được viết tắt của cụm từ Mã Chứng Khoán. Đây là cột hiển thị danh sách các mã chứng khoán giao dịch của các doanh nghiệp trên thị trường do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp. Mỗi công ty sẽ có một mã CK niêm yết trên sàn chứng khoán, thường là tên viết tắt của doanh nghiệp đó.

Cột mã CK trong bảng giá chứng khoán
Cột mã CK trong bảng giá chứng khoán

Ví dụ: Công ty cổ phần Thép Hòa Phát có mã CK là HPG; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín  có mã CK là STB;…

TC

TC là từ viết tắt của Tham chiếu hay giá tham chiếu. Dựa vào cột này giúp nhà đầu tư xác định mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất (không áp dụng các trường hợp đặc biệt). Thông qua TC giúp tính toán Giá trần và Giá sàn được hiệu quả.

Thường thì giá tham chiếu vào màu vàng nên còn được gọi là Giá vàng. Đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu tính bởi Giá bình quân tại phiên giao dịch gần nhất.

>>> Xem ngay: Danh sách mã cổ phiếu ngành Nông sản, nông nghiệp tốt nhất

Trần

Trần là Giá trần hay Giá Tím (bởi cột này được thể hiện bằng màu tím). Thông qua giá Trần giúp bạn xác định mức giá cao nhất hoặc giá kịch trần để đặt lệnh mua/ bán chứng khoán trong ngày hiệu quả.

Cụ thể Giá trần tại các sàn chứng khoán Việt Nam:

  • Sàn HOSE: Mức giá tăng +7% so với TC (giá tham chiếu).
  • Sàn HNX: Mức giá tăng +10% so với TC.
  • Sàn UPCOM: Mức giá tăng +15% so với Giá bình quân tại phiên giao dịch liền trước đó.

Sàn

Sàn hay còn gọi là Giá Sàn hay Giá xanh lam (cột này thể hiện bởi màu xanh lam). Cột này thể hiện mức giá thấp nhất hay giá kịch sàn để nhà đầu tư đặt lệnh mua – bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Cột Sàn trong bảng giá chứng khoán
Cột Sàn trong bảng giá chứng khoán

Mức giá này trên các sàn chứng khoán Việt Nam:

  • Sàn HOSE: Mức giá giảm -7% so với TC.
  • Sàn HNX: Mức giá giảm -10% so với TC.
  • Sàn UPCOM: Mức giá giảm -15% so với Giá bình quân tại phiên giao dịch liền kề trước đó.

Tổng KL

Là tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu thực hiện trong một ngày. Cột này giúp bạn xác định tính thanh khoản của mã cổ phiếu doanh nghiệp, cũng như đánh giá được tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Bên mua

Cột này dành cho nhà đầu tư đang có nhu cầu đặt mua cổ phiếu. Thông thường, cột Bên mua sẽ hiển thị với 03 mức giá tương đương với 03 khối lượng đặt mua tương ứng mà nhà đầu tư có thể tham khảo.

cột Bên mua trong bảng giá chứng khoán
cột Bên mua trong bảng giá chứng khoán
  • Cột “KL 1” và “Giá 1”: Hiển thị mức giá đặt mua cao nhất, tương ứng khối lượng đặt mua cao nhất.
  • Cột “KL 2” và “Giá 2”: Hiển thị mức giá đặt mua cao thứ 2 và khối lượng đặt mua cao thứ 2. Lệnh này có độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở Giá 1.
  • Cột “KL 3” và “Giá 3”: Tương tự như 02 cột trên, lệnh có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở Giá 2.

Bên bán

Ngược với cột Bên mua, cột Bên bán biểu thị giá bán mà nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh bán cổ phiếu. Ở phần này cũng có các cột thể hiện mức giá và khối lượng đặt bán tương ứng:

  • Cột “KL 1” và “Giá 1”: Mức giá chào bán thấp nhất cùng khối lượng chào bán thấp nhất.
  • Cột “KL 2” và “Giá 2”: Biểu thị mức giá chào bán thấp thứ 2, cùng khối lượng bán thấp thứ 2. Lệnh này có độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “KL 3” và “Giá 3” cũng biểu thị tương tự nhưng độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

>>> Đọc thêm: Cách mở tài khoản chứng khoán Yuanta online

Khớp lệnh

Biểu thị giá và khối lượng lệnh đã khớp khi giao dịch mua hoặc bán. Hiểu đơn giản, bên mua có thể dựa vào giá và khối lượng hiển thị ở cột này để chấp nhận mua với mức giá bên bán công khai. Và ngược lại, bên bán chấp nhận bán thẳng với mức giá bên mua đang chờ để mua.

Cột Khớp lệnh gồm 3 yếu tố:

  • Giá”: Giá khớp lệnh trong phiên hoặc cuối ngày.
  • KL”: Khối lượng cổ phiếu khớp với mức giá trên.
  • +/-“ (Tăng/ Giảm giá): Giá thay đổi so với Giá TC.

Giá

Ở cột này, nhà đầu tư cần nắm rõ các thông tin sau:

  • Giá cao nhất (Cao): Biểu thị giá khớp lệnh ở mốc cao nhất phiên (chưa hẳn là giá trần).
  • Giá thấp nhất (Thấp): Biểu thị giá khớp lệnh ở mức thấp nhất phiên (chưa hẳn là giá sàn).
  • Giá TB (Trung bình): Được tính dựa trên Giá cao nhất và Giá thấp nhất.

    Cột Giá trong bảng giá chứng khoán
    Cột Giá trong bảng giá chứng khoán

Dư mua/ Dư bán

Dư mua/ Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh. Theo đó, khi phiên giao dịch trong ngày kết thúc thì tổng số lượng cổ phiếu không được thực hiện sẽ hiển thị ở cột này.

ĐTNN

ĐTNN được viết tắt của cụm từ Đầu tư nước ngoài. Cột này hiển thị khối lượng cổ phiếu được giao dịch bởi nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch. Cột gồm 02 yếu tố là Mua và bán.

  • Mua”: Tổng số lượng cổ phiếu nhà ĐTNN đặt mua.
  • Bán”: Tổng số lượng cổ phiếu nhà ĐTNN đặt bán.

Thông tin Chỉ số thị trường

Chỉ số thị trường được hiển thị ở hàng trên cùng, bao gồm các thông tin sau:

  • Chỉ số VN-Index
  • Chỉ số VNX AllShare
  • Chỉ số VN30-Index
  • Chỉ số HNX-Index
  • Chỉ số HNX30-Index
  • Chỉ số UPCOM

Bài viết hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn xác để dễ dàng giao dịch và sinh lợi nhuận cao. Bất kỳ ai khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều cần học cách đọc bảng giá này nên bạn muốn tham gia lâu dài thì không nên bỏ qua nội dung trên nhé! Chúc bạn có thêm động lực để đầu tư thành công!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *