Danh sách các Mã cổ phiếu ngành Nhôm Tốt nhất 2024
Danh sách các Mã cổ phiếu ngành Nhôm Tốt nhất 2024

Danh Sách Các Mã Cổ Phiếu Ngành Nhôm Tốt Nhất 2024

Cổ phiếu nhôm, những mã đang niêm yết trên sàn chứng khoán có gì hấp dẫn? Danh sách các mã cổ phiếu ngành nhôm tốt nhất hiện nay gồm những cái tên nào? Hẳn ngay lúc này bạn đang có những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Vậy thì không nên chần chừ nữa, đọc bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé.

Danh sách mã cổ phiếu công ty nhôm đã niêm yết

Danh sách mã cổ phiếu công ty sản xuất Nhôm niêm yết trên sàn chứng khoán HNX

Tên công ty Tên mã Vốn hóa
CTCP Nhôm Sông Hồng NSH 351.79 tỷ đồng
CTCP Công nghiệp Tung Kuang TKU 1,205 tỷ đồng
CTCP Nhôm Khánh Hoà KAL
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VCG 19,037.73 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM CII 7,214.60 tỷ đồng
Công ty Cổ phần FECON FCN 3,810.02 tỷ đồng

Các mã cổ phiếu ngành nhôm Tốt nhất 2024

Các cổ phiếu ngành nhôm được thời cơ vươn lên từ cơn sốt giá nhôm sau thời gian chạm đáy. Hiện nay giá nhôm vẫn liên tục tăng mạnh và cổ phiếu của ngành kim loại này đang được xếp vào nhóm triển vọng. Liên tục được nhắc đến trong nhóm kỳ, các mã chứng khoán ngành nhôm sau đây có thể bạn nên cân nhắc tìm hiểu.

Mã cổ phiếu ngành nhôm
Mã cổ phiếu ngành nhôm

NSH – Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng

Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng thành lập vào năm 1999, vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Trước đây, NSH là doanh nghiệp nhà nước, vốn 100% của Bộ xây dựng.

Trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng và phát triển, hiện nay NSH là một trong những công ty sản xuất nhôm thanh định hình lớn nhất tại Việt Nam. Các lĩnh vực hoạt động chính gồm:

  • Sản xuất và kinh doanh các cấu kiện kim loại
  • Sản xuất nhôm định hình các loại, những sản phẩm từ nhôm

Mã chứng khoán của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng (NSH) được niêm yết chính thức trên sàn HNX vào ngày 20/2/2017. Thông tin chứng khoán:

  • Mã cổ phiếu: NSH
  • Sàn niêm yết: HNX
  • Vốn điều lệ: 206.934.370.000đ
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 20.693.437
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 20.693.437

Doanh thu hàng năm của NSH luôn đạt trên 1.000 tỷ đồng. Hệ thống trang thiết bị, dây chuyền sản xuất được chú trọng đầu tư và nâng cấp liên tục. Từ xử lý nguyên liệu đầu vào cho đến ra thành phẩm, tất cả đều được vận hành chuyên nghiệp với quy mô lớn.

TKU – Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang

Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang thành lập vào 9/8/2005. Tiền thân doanh nghiệp là Công ty Công nghiệp TNHH Tung Kuang. Số vốn ban đầu được sở hữu 100% bởi nhà đầu tư Đài Loan.

Với nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, TKU phát triển nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:

  • Sản xuất các sản phẩm nhôm thanh, nhôm ống, nhôm lá, nhôm lưới, nhôm dây
  • Thực hiện các dịch vụ thiết kế, lắp ráp sản phẩm bằng nhôm
  • Sản xuất phụ kiện bằng nhôm để phục vụ lắp đặt theo nhu cầu

Mã chứng khoán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang (TKU) được niêm yết chính thức lần đầu với khối lượng 3.281.854 cổ phiếu. Thông tin chứng khoán:

  • Mã cổ phiếu: TKU
  • Sàn niêm yết: HNX
  • Vốn điều lệ: 387.453.840.000đ
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 5.996.904
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 38.745.384

Các sản phẩm nhôm của công ty Tung Kuang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Chẳng hạn như nông lâm nghiệp, y tế, công nghệ chế biến thực phẩm, xây dựng, thể dụng thể thao, dân dụng,…

VCG – Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam trước đây là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài. Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 27/9/1988. Các lĩnh vực hoạt động chính bao gồm:

  • Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện,…
  • Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội, khu công nghiệp, văn hóa, thể thao
  • Đầu tư kinh doanh bất động sản không bao gồm tư vấn giá đất
  • Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng xây dựng, máy móc thiết bị đến nguyên vật liệu

Mã chứng khoán của Tổng công ty Cổ phần Xuất khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) được niêm yết chính thức trên sàn HNX vào ngày 5/9/2008. Sau đó 12 năm, nó chuyển qua sàn HOSE. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800đ/ cp.

Thông tin chứng khoán:

  • Mã cổ phiếu: VCG
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Vốn điều lệ: 4.417.106.730.000đ
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 441.710.673
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 477. 927.634

Vinaconex nhiều giai đoạn nằm trong top các nhà thầu lớn nhất Việt Nam. Công ty này cũng thể hiện thế mạnh ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác.

CII – Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM

CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh được sáng lập từ 3 cổ đông gồm:

  • Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TPHCM
  • Công ty Sản xuất kinh doanh Thương mại và dịch vụ XNK Thanh niên xung phong TPHCM
  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ TPHCM

Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:

  • Sản xuất các thiết bị chuyên dụng của lĩnh vực giao thông, xây dựng
  • Sản xuất, bán buôn các loại thiết bị, phụ tùng máy móc, nguyên vật liệu
  • Kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh lưu động
  • San lấp mặt bằng, thu gom rác thải độc hại
  • Thiết kế, trồng, chăm sóc cây vườn, hòn non bộ

CII còn tham gia các hoạt động đầu tư tài chính vào doanh nghiệp, dự án khác. Chẳng hạn các đối tác như Ngân hàng HDB, Công ty Cổ phần chứng khoán TPHCM, đầu tư dự án chung cư tphcm,…

FCN – Công ty Cổ phần FECON

Công ty Cổ phần FECON được thành lập vào ngày 18/6/2004 với tổng số vốn là 5 tỷ đồng. Qua nhiều lần thay đổi thì hiện nay số vốn điều lệ của công ty đã lên 138 tỷ đồng.

Ngày 27/6/2012, ITA-AITES đã chính thức ký văn bản công nhận FECON là Hội viên doanh nghiệp của Hiệp hội này tại Việt Nam. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty gồm:

  • Sản xuất và bán buôn các loại cấu kiện bê tông cốt thép, nhôm, vật liệu xây dựng nói chung
  • Khảo sát địa chất các công trình, địa chính, địa chất thủy văn công trình
  • Thi công xây dựng nền móng, công trình ngầm, thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
  • Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật, giám sát thiết kế, chất lượng trong thi công

Mã chứng khoán của Công ty Cổ phần FECON (FCN) được niêm yết chính thức trên sàn HOSE từ năm 2012. Thông tin chứng khoán:

  • Mã cổ phiếu: FCN
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Vốn điều lệ: 1.576.503.190.000đ
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 151.538.893
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 157.439.005

Tên công ty hiện tại là FECON được chính thức đổi từ ngày 6/5/2015. Trước đó, doanh nghiệp này được gọi là Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON.

* Đây là những mã chứng khoán các công ty nhôm nổi bật được quan tâm nhiều hiện nay. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu nhiều hơn thế nữa để quyết định đầu tư vào. Hãy theo dõi xem tiềm năng thị trường nhôm như thế nào và nó ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư ra sao.

Giá nhôm tăng cổ phiếu ngành nhôm có được hưởng lợi?

Tình hình sản xuất nhôm và giá nhôm toàn cầu

Việc thiếu hụt sản lượng nhôm trên thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân Trung Quốc hạn chết sản xuất để giảm ô nhiễm môi trường cũng như lượng điện sử dụng. Bên cạnh đó, các nhà máy luyện kim ở châu Âu cũng bắt đầu lo sợ vấn đề chi phí, chỉ  số carbon, giá điện.

Những yếu tố này đẩy giá nhôm tăng cao vượt bậc. Cuộc khủng hoảng điện vừa qua đã gây áp lực lên hoạt động sản xuất nhôm. Nguồn cung này từ đó trở nên hạn hẹp.

Cơn sốt giá tiếp tục dẫn đến tình trạng cổ phiếu các nhà sản xuất tăng mạnh. Cổ phiếu ngành nhôm trên thế giới cũng tăng vọt lên đỉnh trong nhiều phiên. Thậm chí chúng có thể gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiềm năng các mã cổ phiếu ngành nhôm

Trước diễn biến chung toàn cầu thì các cổ phiếu ngành nhôm trên sàn chứng khoán tại Việt Nam cũng tăng giá rất mạnh trong thời gian cuối năm 2021 đến nay. Tiêu biểu nhất là NSH và TKU.

Dự kiến giá nhôm sẽ còn tăng nữa cho đến nửa năm nay. Các báo cáo cho thấy tương lai tình trạng thiếu hụt nhôm trên thế giới có thể xảy ra chưa có trong tiền lệ. Không chỉ nhôm mà các mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép cũng vậy.

Thuận lợi dành cho những doanh nghiệp:

  • Tự chủ được nguyên liệu đầu vào
  • Có hàng tồn kho lớn trong thời gian giá nhôm đang thấp trước đây

Và ngược lại những doanh nghiệp nào còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu hay mua lại từ các doanh nghiệp khác là chính thì không thể thở phào trong thời điểm này. Thậm chí nếu kéo dài họ có thể gặp khó khăn nghiêm trọng.

Trong bối cảnh dài hạn, nếu giá nguyên liệu đầu vào vẫn cao thì các doanh nghiệp thụ động sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên người đầu tư các mã cổ phiếu ngành nhôm có thể tính toán kỹ hơn để tìm kiếm giải pháp thay thế phù hợp để hưởng lợi.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *