Trong chứng khoán thì cách đọc bảng giá lightning là một trong những kiến thức cơ bản cần có. Thật ra nó không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ khi lần đầu nhìn vào. Bảng giá đầy những con số, con chữ, đồ thị với tá lả các màu sắc khác nhau. Đọc như thế nào đây? Hãy cùng tham khảo nhé.
1.Bảng giá lightning là gì?
Những sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hiện nay có:
- HNX – Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- HOSE – Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
(Sàn Upcom Việt Nam cũng là nơi giao dịch chứng khoán. Nhưng tại đây nhà đầu tư sẽ giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết lên các sàn HNX và HOSE).
Thì mỗi sàn giao dịch chứng khoán đều có bảng giá riêng. Bên cạnh đó mỗi công ty chứng khoán lại có 1 bảng giá riêng. Bảng giá lightning của các công ty sẽ lấy nguồn dữ liệu từ 2 sàn lớn và Trung tâm lưu ký.
Về mặt giao diện thì các bảng giá chứng khoán lightning từng công ty sẽ khác nhau. Nhưng cơ bản chúng cũng tương tự ở cách đọc, cách sử dụng. Vì thế nếu bạn đã đọc được bảng giá công ty chứng khoán nào thì khi bắt gặp của sàn khác cũng dễ dàng nắm bắt.
2.Cách đọc bảng giá lightning 2024
Nói cách đọc bảng giá chứng khoán VPS, cách đọc bảng giá SSI,… cũng có nghĩa là hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ trong các bảng giá đó.
Ý nghĩa các thông tin trên bảng giá lightning
1/ Mã chứng khoán (có thể viết Mã CK)
Dãy danh sách các mã chứng khoán giao dịch của bảng giá được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến Z. Mã chứng khoán thường là tên viết tắt của công ty khi niêm yết trên sàn, chúng được viết hoa.
Chẳng hạn như mã chứng khoán ngân hàng Agribank là AGR trên sàn HOSE. Mã chứng khoán ngân hàng Vietinbank là CTG trên sàn HOSE,…
- Xem thêm: Nên mua mã chứng khoán nào hôm nay
2/ Giá tham chiếu
Giá tham chiếu viết tắt là TC hay còn gọi là giá đóng cửa gần nhất. Đây là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Ngoài ra cũng có các trường hợp đặc biệt, ngoại lệ.
Dựa vào giá tham chiếu sẽ tính toán được giá trần và giá sàn. Riêng tại sàn Upcom thì giá tham chiếu được tính bằng giá trung bình (bình quân) của phiên giao dịch gần nhất trước đó.
Giá tham chiếu cũng có tên gọi là giá vàng, vì nó có màu vàng. Giá tham chiếu có thể được điều chỉnh khi chia cổ tức, cổ phiếu thưởng,…
Đối với các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới lên sàn, giá tham chiếu do tổ chức tư vấn niêm yết tính toán đưa ra, có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán.
3/ Giá trần, giá sàn
+ Giá trần (gọi tắt là trần) hay giá tím: là mức giá cao nhất, giá kịch trần, giá cao nhất là nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán chứng khoán. Mỗi sàn có mức tăng khác nhau so với giá tham chiếu.
- HOSE: tăng 7%.
- HNX: tăng 10%.
- Upcom: tăng 15%.
Giá trần thể hiện bằng màu tím nên nó còn được gọi là giá tím.
+ Giá sàn (gọi tắt là sàn) hay giá xanh lam: là mức giá thấp nhất, mức kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mỗi sàn có mức giá sàn giảm khác nhau so với giá tham chiếu.
- HOSE: giảm 7%.
- HNX: giảm 10%.
- Upcom: giảm 15%.
Giá sàn thể hiện bằng màu xanh lam nên còn được gọi là giá xanh lam.
* Ngoài ra còn có giá xanh và giá đỏ mà bạn cần biết trong giao dịch chứng khoán. Giá xanh là giá cao hơn giá TC nhưng chưa phải giá trần. Giá đỏ là giá thấp hơn giá TC nhưng chưa phải giá sàn.
4/ VnIndex
Thuật ngữ VnIndex rất quen thuộc đối với những ai biết về chứng khoán. Đây là chỉ số chứng khoán trên sàn HOSE. Nó thể hiện sự biến động tổng hợp tất cả các chứng khoán được niêm yết tại đây.
Trong đó có 3 màu:
- Xanh phản ánh tăng điểm
- Đỏ phản ánh giảm điểm
- Vàng phản ánh điểm không thay đổi so với ngày hôm trước
5/ Tổng KLGD, tổng GTGD, GDTT
+ Tổng KLGD (khối lượng giao dịch): là tổng số lượng cổ phiếu + chứng chỉ quỹ được giao dịch cho tới thời điểm hiện tại.
+ Tổng GTGD (giá trị giao dịch): là tổng giá trị giao dịch tính tới thời điểm hiện tại.
+ GDTT (giao dịch thỏa thuận): là cách giao dịch mà các thành viên tự thỏa thuận với nhau. Các nhà đầu tư giao dịch kiểu này thường là tay to, big boy hay các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư,…
6/ Giá ATO và ATC
+ Giá ATO: là giá mở cửa, lệnh mua hay bán với giá ATO tương ứng với mức giá xác định mở cửa đợt 1. Lệnh ATO được ưu tiên ghép lệnh để khớp lệnh xác định giá mở cửa.
+ Giá ATC: là giá đóng cửa. Lệnh mua hay bán với giá ATC tương ứng với mức giá xác định đóng cửa đợt 3. Lệnh ATC được ưu tiên ghép lệnh để khớp lệnh xác định giá đóng cửa.
7/ Bên mua, bên bán
+ Bên mua:
Mỗ bảng giá lightning có 3 cột chờ mua, mỗi cột gồm giá mua và khối lượng mua. Hệ thống hiển thị 3 mức giá mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng. Các cột cụ thể:
- Giá 1, giá 2, giá 3: là mức giá đặt mua cao nhất, nhì, ba hiện tại.
- KL 1, KL 2, KL 3: là khối lượng đặt mua tương ứng với giá 1, giá 2, giá 3.
+ Bên bán:
Tương tự, mỗi bảng giá lightning có 3 cột chờ bán, mỗi cột gồm giá bán và khối lượng bán. Hệ thống hiển thị 3 mức giá bán tốt nhất và khối lượng đặt tương ứng. Các cột cụ thể:
- Giá 1, giá 2, giá 3: là mức giá chào bán thấp nhất, nhì, ba hiện tại.
- KL 1, KL 2, KL 3: là khối lượng chào bán tương ứng của giá 1, giá 2, giá 3.
8/ Khớp lệnh
Khớp lệnh là việc bên mua chấp nhận mua với mức giá bên bán đang rao hoặc bên bán chấp nhận bán tại mức giá mà người chờ mua đang đưa ra. Khớp lệnh thì không phải lệnh đang chờ mua hoặc treo chờ bán mà mua bán trực tiếp luôn.
Cột khớp lệnh gồm 3 yếu tố:
- Giá: mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày giao dịch.
- KL: đây là khối lượng khớp, khối lượng cổ phiếu thực hiện giao dịch tương ứng với mức giá khớp.
- Cột +/-: là mức độ tăng/giảm giá so với giá tham chiếu.
Đơn vị tính quy ước đối với khối lượng là 1 cổ phiếu hoặc 1 chứng chỉ quỹ. Đối với giá là 1000đ.
* Chào mua/ chào bán là các lệnh quảng cáo đang chờ, chưa được thực hiện khớp lệnh.
9/ Giá cao nhất, giá thấp nhất, giá trung bình
Cao là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên giao dịch nhưng chưa chắc là giá trần.
Thấp là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên giao dịch nhưng chưa chắc là giá sàn.
Trung bình là giá trung bình cộng của giá cao nhất với giá thấp nhất trong phiên.
Nếu bạn bắt gặp câu hỏi giá TB giá TT là gì thì cũng đã giải đáp được. Theo đó, giá TB tức là giá trung bình như đã nói trên. Giá TT là giá thỏa thuận, cũng đã được nói đến ở phần trước.
Ý nghĩa các ký hiệu, màu sắc trong bảng lightning
Màu sắc trên bảng chứng khoán
Nhìn vào bảng lightning nói chung bạn phải nhận biết ý nghĩa màu sắc của từng cột, hàng, ký tự. Về cơ bản thì:
- Đỏ thể hiện sự giảm đi (của giá hoặc các chỉ số)
- Xanh lá cây thể hiện sự tăng lên (của giá hoặc các chỉ số)
- Vàng thể hiện giá trị không thay đổi so với tham chiếu (của giá hoặc chỉ số)
- Xanh da trời thể hiện sự giảm đến kịch sàn (của giá hoặc chỉ số)
- Tím thể hiện sự tăng lên đến mức kịch trần (của giá hoặc chỉ số)
Các biểu tượng, tiện ích khác trên bảng chứng khoán
Một số biểu tượng cơ bản:
- Mũi tên màu đỏ chĩa xuống: biểu thị giá hoặc chỉ số giảm.
- Mũi tên màu xanh lá cây chĩa lên: biểu thị giá hoặc chỉ số tăng.
- Hình vuông nhỏ màu vàng: biểu thị giá hoặc chỉ số bằng tham chiếu.
Các tiện ích trên bảng điện:
+ Lựa chọn cổ phiếu yêu thích lên đầu bảng: rê chuột, nhấp vào cổ phiếu bạn muốn thì cổ phiếu đó sẽ chuyển lên trên cùng.
+ Sort các cổ phiếu: nhấp chuột vào dòng tiêu đề của cột.
+ Tùy chọn: chọn mã chứng khoán, thông tin thống kê, danh mục cổ phiếu theo dõi.
Tất cả những gì cần biết về cách đọc bảng giá lightning sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi thị trường chứng khoán và thực hiện giao dịch thuận lợi, có hiệu quả. Nếu bạn muốn trao đổi thêm về một vấn đề nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Chúng ta có thể nói đến nó trong topic tiếp theo.
Khối lượng hiển thị ơ trên cột đó là 10 thì đọc nó là bn