Mở thẻ tín dụng đã lâu nhưng bạn không biết làm thế nào để nâng hạn mức? Yếu tố có thể đánh giá nâng hạn mức thẻ tín dụng gồm những gì? Vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây, Nganhangnongthon.com sẽ gợi ý đến bạn một số cách tăng hạn mức thẻ tín dụng nhanh và an toàn nhất nhé!
Yếu tố xác định nâng hạn mức thẻ tín dụng
Mỗi ngân hàng tại Việt Nam sẽ có những điều kiện và yếu tố xét duyệt nâng hạn mức thẻ tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, 04 yếu tố dưới đây đều được hầu hết các ngân hàng áp dụng:
- Lịch sử tín dụng: Đảm bảo lịch sử thẻ tín dụng tốt, không dính nợ xấu hay thanh toán trễ hạn, sử dụng thẻ đúng mục đích. Từ đó, ngân hàng sẽ tin tưởng và quyết định nâng hạn mức thẻ tín dụng cao hơn.
- Thu nhập cá nhân: Đây là yếu tố quan trọng để xét duyệt tăng hạn mức thẻ tín dụng hiệu quả. Với nguồn thu nhập càng cao thì hạn mức mới sẽ được nâng lên cao hơn so với mức ban đầu.
- Bổ sung tài sản sở hữu: Các tài sản sở hữu bao gồm: Sổ tiết kiệm, bất động sản, bảo hiểm, chứng chỉ quỹ, xa xỉ phẩm,… Tại thời điểm xét duyệt tăng hạn mức thì ngân hàng sẽ dựa vào yếu tố này để quyết định tăng hạn mức hay không hoặc tăng hạn mức bao nhiêu.
- Mục đích dùng thẻ: Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng chủ thẻ cần đảm bảo sử dụng đúng mục đích chính đáng, không tiêu thẻ tại các cửa hàng được cho là gian lận, vi phạm pháp luật. Đặc biệt, hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng để hồ sơ được xét duyệt tăng hạn mức nhanh chóng.
Cách tăng hạn mức thẻ tín dụng nhanh và an toàn
Có rất nhiều cách tăng hạn mức thẻ tín dụng, tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách và điều kiện áp dụng riêng. Dưới đây là 03 cách tăng hạn mức thẻ tín dụng phổ biến tại các ngân hàng mà bạn có thể tham khảo:
Ngân hàng xét tăng hạn mức tự động
Theo quy định, các tài khoản tín dụng của khách hàng khi được mở và sử dụng trên 06 tháng sẽ được ngân hàng rà soát, xét duyệt lại một lần. Khi thấy thu nhập tăng hơn so với ban đầu, nhu cầu chi tiêu cao hơn theo thời gian mà lịch sử tín dụng tốt thì ngân hàng sẽ tự động tăng hạn mức thẻ tín dụng. Lúc này, khi nhận được thông báo thay đổi hạn mức thẻ bạn có thể Đồng ý hoặc Từ chối với thay đổi này.
>>> Đọc thêm: Lãi suất thẻ tín dụng MB Bank mới nhất
Chủ thẻ yêu cầu tăng hạn mức thẻ
Nếu bạn có nhu cầu chi tiêu, mua sắm với hạn mức cao hơn so với hạn mức mà ngân hàng cung cấp, hãy chủ động trình bày và gửi yêu cầu đến nhân viên ngân hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ dựa vào quy định, các chính sách riêng để xét duyệt yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng của bạn. Nếu yêu cầu của bạn được ngân hàng chấp nhận, hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý để đăng ký tăng hạn mức theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng nhé!
Đóng thẻ cũ – Mở thẻ mới có hạn mức cao hơn
Đây cũng là một trong những cách tăng hạn mức thẻ tín dụng hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, khi chọn cách này bạn cần thanh toán hết dư nợ, hoá đơn giao dịch trên thẻ cũ và yêu cầu đóng thẻ.
Sau thời gian đóng thẻ 30 ngày, bạn có thể nộp lại hồ sơ cho ngân hàng để yêu cầu mở thẻ tín dụng mới với hạn mức cao/ thấp hơn có thể đề xuất. Các thủ tục, quy trình mở thẻ mới cũng tương tự như việc bạn mở thẻ tín dụng mới lần đầu tiên.
>>> Khám phá: Cách thanh toán thẻ tín dụng HSBC nhanh chóng, an toàn
Vài lưu ý giúp tăng hạn mức tín dụng nhanh và dễ dàng
Khi bạn có ý định tăng hạn mức thẻ tín dụng, hãy lưu ý với các vấn đề sau để quá trình tăng hạn mức được thực hiện suôn sẻ, hiệu quả:
- Hãy sử dụng thẻ thường xuyên để tăng tích luỹ tín dụng.
- Đảm bảo thanh toán dư nợ tín dụng đủ và đúng kỳ hạn, tránh bị phạt và dính nợ xấu.
- Luôn nâng cao tài sản tích lũy, đảm bảo khả năng trả nợ và tạo lòng tin với ngân hàng.
- Sử dụng thẻ đúng mục đích chính đáng, không gian lận.
- Cần sử dụng thẻ tín dụng tối thiểu 6 tháng đến 1 năm thì yêu cầu nâng hạn mức càng dễ được chấp nhận.
- Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
- Tuyệt đối không mở nhiều thẻ tín dụng, điều này có thể khiến bạn bị đánh giá thấp khả năng thanh toán và khó được chấp nhận.
Thắc mắc thường gặp khi tăng hạn mức thẻ tín dụng
Tăng hạn mức thẻ mà không tăng hạng thẻ được không?
Câu trả lời là Được. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi, hưởng được các chính sách tốt từ ngân hàng thì bạn nên nâng hạn thẻ tương ứng luôn nhé!
Hạn mức thẻ tín dụng có giảm không?
Có thể nhé! Nếu bạn chi tiêu quá đà, thanh toán chậm trễ/ không thanh toán, lịch sử tín dụng xấu thì ngân hàng sẽ cân nhắc giảm hạn mức thẻ tín dụng của bạn.
Mất bao lâu có thể tăng hạn mức thẻ tín dụng?
Tuỳ thuộc quy định từng ngân hàng. Tuy nhiên, thường thì sau 6 tháng đến 1 năm ngân hàng sẽ xét duyệt để nâng hạn mức thẻ tín dụng của bạn một lần.
Bài viết vừa tổng hợp các cách tăng hạn mức thẻ tín dụng nhanh và an toàn mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, để hạn mức thẻ tín dụng được nâng hiệu quả bạn cần tạo thói quen sử dụng thẻ thật tốt, thanh toán dư nợ đúng hạn nhé!