Joint Venture là gì? 2024 Có bao nhiêu hình thức Joint Venture?
Joint Venture là gì? 2024 Có bao nhiêu hình thức Joint Venture?

Joint Venture Là Gì? 2024 Có Bao Nhiêu Hình Thức Joint Venture?

Joint Venture được xem là một thuật ngữ mà giới kinh doanh vẫn thường hay nhắc đến. Vậy, Joint Venture là gì? có bao nhiêu hình thức Joint Venture?… Bạn có thể tìm hiểu nếu đang quan tâm đến việc liên kết giữa các công ty với nhau.

Joint Venture là gì?

Joint Venture được dịch sang tiếng Việt là Liên doanh. Đây chính là thuật ngữ chỉ sự liên kết giữa 2 công ty dựa trên một mối liên quan về mặt nội dung.

Joint Venture là hình thức liên doanh có lợi
Joint Venture là hình thức liên doanh có lợi

Chẳng hạn, công ty may mặc liên kết với đơn vị sản xuất vải vóc các loại,… Joint Venture là sự hợp tác đặc biệt, cả hai cùng hướng đến lợi ích chung. Có nghĩa là sự hợp tác về mặt kinh doanh và hai bên cùng có lợi.

Joint Venture thường là các đơn vị kinh doanh hợp tác dưới hình thức công ty TNHH. Theo đó, các bên sẽ chịu trách nhiệm theo phạm vi hợp đồng đã thỏa thuận trước đó. Joint Venture hoạt động trên tư cách là pháp nhân của luật pháp Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp này sẽ chịu sự quản lý từ phía luật pháp.

Phân loại các hình thức Joint Venture 

Joint Venture (liên doanh) không chỉ có 1 loại mà cũng được chia thành nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể trong đó phải kể đến 4 dạng sau:

Liên doanh hội nhập phía trước

Liên doanh hội nhập phía trước hay còn được biết đến là liên doanh xuôi dòng. Đây chính là sự hợp tác giữa hai bên doanh nghiệp có liên quan với nhau về nội dung vận hành. Với sự hợp tác này, họ có thể cùng nhau bổ trợ để cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và đưa đến tay người dùng.

Liên doanh hội nhập phía sau

Đây chính là hình thức liên doanh với mục đích tập trung cho ra nhiều nguyên liệu đầu vào cung ứng cho sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp hai bên giảm được chi phí đáng kể.

Liên doanh mua lại

Liên doanh mua lại được hiểu là hình thức hợp tác với nguyên liệu đầu vào được cung ứng bởi đối tác khác.

Liên doanh đa giai đoạn

Đây là hình thức liên doanh thường diễn ra ở những công ty lớn. Nghĩa là một nhà sản xuất lớn sẽ xây dựng liên kết với các đại lý, cửa hàng bán lẻ với mục đích chung.

Lợi ích của Joint Venture (liên doanh)

Không thể phủ nhận rằng, việc liên doanh sẽ tạo cơ hội để thúc đẩy sự phát triển đôi bên. Theo đó, các công ty lớn – nhỏ, công ty mẹ – con cũng sẽ có lợi. Chẳng hạn:

  • Việc liên doanh giữa hai công ty sẽ giúp họ tận dụng tối đa nguồn lực. Từ đó sẽ giúp cho việc thực hiện các dự án, gia công sản phẩm hoàn chỉnh hơn.
  • Sự hợp tác sẽ tạo nên sự bù trừ về trình độ chuyên môn. Bởi mỗi bên sẽ cùng phát huy chuyên môn riêng, tạo nên một tổng thể hài hòa và hiệu quả tối đa.
  • Lựa chọn hình thức liên doanh cũng sẽ giúp cho bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời sẽ tận dụng được tối đa mối quan hệ của hai bên để đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường.
  • Sự liên kết giữa công ty nước ngoài và Việt Nam sẽ giúp cho việc thậm nhập thị trường dễ dàng hơn. Theo đó, công ty nước ngoài có thể dễ dàng vào Việt Nam và ngược lại cũng vậy.
  • Việc chọn hình thức liên doanh sẽ giúp công ty hạn chế rủi ro tối đa. Bởi mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm với phần đóng góp của mình.
  • Đây chính là cơ hội để cùng học hỏi kinh nghiệm của nhau, hoàn thiện tổng thể của hai bên.
  • Cải thiện tính cạnh tranh, hướng sản phẩm đến những đối tác khác.

Phân biệt công ty liên doanh và công ty có 100% vốn nước ngoài

Công ty 100% vốn nước ngoài

  • Đây là công ty được xây dựng tại Việt Nam nhưng có 100% vốn từ nước ngoài.
  • Công ty này sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như có các rủi ro hay tổn thất.
  • Tuy nhiên, họ sẽ chủ động hơn về mức độ đầu tư, chi phí và mặt hàng riêng. Đương nhiên, nếu thu lợi nhuận thì họ sẽ là người được nhận lại 100%.

Công ty liên doanh

  • Sự liên doanh này có thể là giữa hai công ty Việt Nam hoặc sự kết hợp giữa Việt Nam và nước ngoài. Họ sẽ cùng nhau bàn bạc và thống nhất về các chiến lược đầu từ.
  • Và nếu có bất kỳ rủi ro hay tổn thất nào, họ sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm. Như thế, việc đầu tư cũng sẽ nhẹ gánh hơn rất nhiều.
  • Tuy nhiên, công ty liên doanh phải là các công ty, tập đoàn mới được hợp tác với nhau. Đối với các nhân đầu tư thì không thể được xem là liên doanh theo đúng nghĩa.

Joint Venture (liên doanh)

  • Hình thức được ưu tiên nhiều trong thời gian gần đây. Bởi nó mang lại tỉ lệ thành công cao và hạn chế những rủi ro về tài chính tối đa.
  • Tuy nhiên, khi muốn liên doanh với bất cứ đơn vị nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng.

→Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất: https://nganhangnongthon.com/lam-the-atm-ngan-khong-mat-phi.html

Điều đó sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình được một đối tác đáng tin cậy và cùng hỗ trợ nhau phát triển. Nếu bạn hợp tác đúng cách, chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận vượt trội hơn hẳn so với hoạt động độc lập.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *