Nợ xấu ngân hàng là gì? Đối với những người hoạt động trong ngành hoặc quan tâm đến các vấn đề tài chính thì khái niệm này không còn xa lạ. tuy nhiên nếu bạn lần đầu tìm hiểu về nợ xấu, hãy tham khảo kỹ. Các thông tin được cung cấp dưới đây của NHNT sẽ giúp chúng ta biết nhiều hơn về nợ xấu ngân hàng.
1.Nợ xấu ngân hàng là gì?
Thông thường khi vay tiền, các con nợ sẽ thanh toán lần lượt hoặc một lần để hết số nợ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người vay không có khả năng trả khi đến kỳ thanh toán. Hoặc có người lại cố tình không trả nợ, trễ hẹn quá nhiều. Lúc đó ta sẽ gọi khoản nợ chưa được thanh toán kia là nợ xấu. Nói cách khác, nợ xấu (hay nợ khó đòi) là số nợ bị quá hạn và có thể chủ nợ sẽ không bao giờ thu hồi lại được nữa.
Các trường hợp nợ quá hạn trả lãi, gốc quá 3 tháng sẽ được xem là bị nợ xấu. Căn cứ vào khả năng chi trả của khách hàng mà bên chủ nợ hạch toán các khoản vay vào nhóm thích hợp. Thường người vay là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bên cho vay là ngân hàng hay tổ chức tín dụng, tài chính nào đó. Khi nợ xấu, con nợ tuyên bố phá sản và chủ nợ không thể thu thập lại số tiền đã cho vay.
Nói tóm lại, nợ xấu là khoản tiền được vay nhưng không trả được hoặc cố tình không trả trong thời hạn từ 3 tháng trở lên. Không ai muốn mình vướng vào nợ xấu vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc vay mượn, trả góp sau này.
2.Nguyên nhân và phân loại nhóm nợ xấu
Nguyên nhân có nợ xấu
- – Quên thanh toán nợ đúng thời hạn
- – Thanh toán quá chậm các khoản nợ gồm gốc và lãi
- – Kiểm soát tiền không tốt, tiêu dùng không đúng mục đích nên không đủ tiền thanh toán nợ
- – Tâm lý không lo trả nợ cho đến khi nợ bị quá hạn thì thành nợ xấu
- – Không trả số tiền tối thiểu vào thẻ tín dụng
- – Số tiền chi ra vượt hạn mức thấu chi tài khoản
- – Mất khả năng thanh toán vì mua hàng trả góp vượt ngưỡng thanh toán
Có mấy loại nợ xấu?
Nhóm 1: dư nợ đạt chuẩn
Đặc điểm của dư nợ đạt chuẩn là quá hạn dưới 10 ngày và được thanh toán đúng hạn.
Nhóm 2: dư nợ cần lưu ý
Người dính nợ xấu nhóm 2 thanh toán trễ hạn từ 10 đến 90 ngày. Bên cạnh đó các khoản vay được ngân hàng/ công ty tài chính điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần thứ nhất.
Nhóm 3: dư nợ không đủ tiêu chuẩn
Thời gian quá hạn của nợ xấu nhóm 3 là 30 đến 90 ngày. Đây là những trường hợp con nợ được miễn hoặc giảm lãi vì không đủ khả năng thanh toán tiền lãi. Tuy nhiên các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
Nhóm 4: nợ nghi ngờ mất vốn
Đối với nhóm nợ xấu này, người vay tiền đã quá hạn thanh toán từ 90 đến 180 ngày. Các khoản này vẫn quá hạn 30 đến 90 ngày dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn. Trường hợp này ngân hàng hoặc công ty tín dụng điều chỉnh kỳ hạn lần thứ 2.
Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn
Nhóm nợ này thuộc phân loại cao nhất về nguy cơ con nợ mất khả năng chi trả. Thời gian nợ bị quá hạn là 180 ngày. Các khoản nợ được điều chỉnh thanh toán lần 3 trở lên nhưng vẫn quá hạn thanh toán đến hơn 90 ngày.
3.Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?
Nói đến nợ xấu, những ai đã hiểu về nó đều không muốn vướng phải. Bởi vì đây là khái niệm không tích cực trong vấn đề giải quyết tài chính của chính con nợ. Khi vay vốn, trả góp tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào mà vi phạm nợ xấu thì bạn sẽ có tên trong danh sách của CIC. Từ đó lịch sử vay mượn và thanh toán của bạn đều được tổng hợp trên này.
Có tên trong danh sách nợ xấu của CIC đồng nghĩa với việc khả năng vay vốn sau này gặp trở ngại. Tùy vào mức độ, nhóm nợ xấu mà tầm ảnh hưởng của nó sẽ khác nhau. Cụ thể:
– Người có nợ xấu nhóm 1, 2:
Bạn muốn vay hoặc trả góp thêm thì phải thanh toán hết khoản nợ xấu. Ngoài ra người vay cần chứng minh mình không thường xuyên bị nợ xấu. Bên cạnh đó người đi vay phải có tài sản thế chấp hoặc có người bảo lãnh khoản vay. Người bảo lãnh đó phải chứng minh được có đủ điều kiện vay và trả nợ đúng hạn.
– Người có nợ xấu nhóm 3, 4 và 5:
Những cá nhân, tổ chức này lại được phân thành 2 trường hợp. Một là bạn không bao giờ được vay tiền nữa. Hai là đợi đến 2 năm sau thì một số ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ chấp nhận cho bạn vay tiền lại như cũ khi mà điểm nợ xấu CIC của bạn đã được trở lại bình thường, nghĩa là không còn trong danh sách nợ xấu.
Như đã phân tích thì những ai dính vào nợ xấu, dù ít dù nhiều cũng bị ảnh hưởng không tốt đến quá trình vay mượn hay mua hàng trả góp sau này. Vì thế chắc chắn chẳng ai muốn vi phạm để có tên trong nhóm nợ xấu bất kỳ.
4.Cách xóa nợ xấu ngân hàng
Khi bị mắc nợ xấu, khách hàng sẽ không được nhận thêm khoản vay nào từ ngân hàng. Tình trạng này kéo dài ít nhất 2 năm hoặc không bao giờ được cải thiện đối với một vài tổ chức tín dụng hay ngân hàng. Tuy nhiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì vẫn có cách xóa nợ xấu.
Để xóa khoản nợ xấu đó thì bạn cần thực hiện những vấn đề sau:
+ Thanh toán hết ngay các khoản nợ và tiền phạt vì chậm thanh toán của mình
+ Đăng ký lại với nhân viên tín dụng về việc xóa nợ xấu
Khi thanh toán hết các khoản vay bị nợ xấu thì thông tin của bạn sẽ được cập nhật lại cho đơn vị bạn vay. Thời gian cập nhật này ít nhất là 1 đến 3 tháng. Sau đó hồ sơ vay của bạn sẽ trở về trạng thái bình thường. Lúc này bạn có thể vay tiền lại hoặc mua đồ trả góp được các công ty, ngân hàng hỗ trợ.
Đã hiểu nợ xấu ngân hàng là gì và cách thoát nợ xấu, chắc hẳn bạn sẽ ngăn chặn được nguy cơ bản thân dính phải nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn, giải quyết vấn đề tài chính trong tương lai. Để phòng tránh nợ xấu, hãy hoạch định tốt các kế hoạch, ổn định mức thu nhập và nắm chắc tình hình, khả năng chi trả trong trường hợp cần vay hay mua đồ trả góp.