So Sánh Các Quỹ Mở Ở Việt Nam Tốt Nhất 2024
So Sánh Các Quỹ Mở Ở Việt Nam Tốt Nhất 2024

So Sánh Các Quỹ Mở Ở Việt Nam Tốt Nhất 2024

Đầu tư vào các quỹ mở tại Việt Nam luôn là sự lựa chọn tối ưu cho những ai mong muốn sự an toàn, tiện lợi và linh hoạt. Bởi, quỹ sẽ có các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đứng ra tư vấn, quyết định toàn bộ chiến lược quan trọng thay cho bạn. Vì vậy, bài viết hôm nay nganhangnongthon sẽ so sánh các quỹ mở ở Việt Nam Tốt Nhất giảm rủi ro khi đầu tư. Việc nắm những thông tin này sẽ giúp bạn biết được quỹ nào đang chiếm ưu thế trên thị trường và quỹ nào phù hợp với bạn nhất. Cùng theo dõi nhé!

Quỹ mở là gì?

Đầu tiên, để biết được quỹ mở nào tốt nhất thì mọi người cần nắm rõ khái niệm, đặc điểm về loại quỹ này. Sau đây website sẽ thực hiện phân biệt quỹ mở và quỹ đóng qua bảng so sánh để mọi người dễ dàng hình dung hơn.

Khái niệm về quỹ mở
Khái niệm về quỹ mở

Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng

Quỹ mở Quỹ đóng
Quy mô quỹ
  • Không giới hạn.
  • Sẽ phụ thuộc vào số lượng mua – bán của nhà đầu tư.
  • Có giới hạn.
  • Sẽ huy động vốn 01 lần duy nhất từ sự đóng góp của nhà đầu tư (Lưu ý: có thể tăng vốn trong thời gian hoạt động theo điều lệ của quỹ).
Thời gian hoạt động Không bị giới hạn. Có giới hạn.
Tính thanh khoản của quỹ Tính thanh khoản của quỹ mở cao nhờ vào việc được quyền mua – bán chứng chỉ quỹ trực tiếp với công ty quản lý quỹ. Tính thanh khoản của quỹ đóng thấp hơn vì không được phép bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ. Thay vào đó có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Biến động về giá Sự biến động về giá thấp hơn so với NAV. Sự biến động về giá cao hơn so với NAV.

Như vậy, mọi người có thể thấy được quỹ mở có nhiều đặc tính hấp dẫn hơn vì tính thanh khoản cao, nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt khi có nhu cầu. Đây là ưu thế của quỹ mở, giúp khách hàng chủ động ngừng tham gia quỹ mở trong trường hợp quỹ hoạt động thiếu hiệu quả để hạn chế rủi ro.

So sánh các quỹ mở ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều quỹ mở hoạt động hiệu quả và được nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn. Hãy cùng so sánh các đơn vị đứng trong top đầu tại Việt Nam để có thêm thông tin chi tiết về bảng giá quỹ mở, cũng như mức lợi nhuận được kỳ vọng.

Tên quỹ Lợi nhuận kỳ vọng NAV (tỷ VNĐ) Số tiền đầu tư tối thiểu (VNĐ) Thông tin giao dịch
Quỹ đầu tư trái phiếu TCBF 8%/ năm
(Thực tế bình tuân 03 năm: 8,46%/ năm)
19,042 10,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch: hàng ngày.
  • Phí mua lại: 0% khi nhà đầu tư nắm giữ > 12 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu MBBond 8%/ năm
(Thực tế vào năm 2021: 7,4%/ năm)
54,1 2,000,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch: Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ > 12 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu VCBF >8%/ năm
(Thực tế vào năm 2021: 5,22%/ năm)
70,5 1,000,000
  • Phí phát hành theo khối lượng giao dịch.

+ Dưới 11 tỷ VNĐ: 0,3%

+ Trên 11 tỷ đồng: 0%

  • Thời gian giao dịch: Thứ 4 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ >12 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu SSI Kỳ vọng 9% – 10%
(Thực tế năm 2021: 2,13%/ năm)
187,9 1,000,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch: Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ > 24 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth Kỳ vọng 8% – 9%/ năm.
(Thực tế năm 2021: 5,82%/ năm).
516 2,000,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch: Thư 6 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ > 24 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Việt Kỳ vọng: 10% – 15%/ năm
(Thực tế năm 2021: 6,56%/ năm).
162,2 1,000,000
  • Phí phát hành theo khối lượng giao dịch: từ 0,3% (dưới 2 tỷ đồng) đến 0,15% (từ 20 tỷ đồng trở lên).
  • Thời gian giao dịch: Thứ 4 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ trên 06 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam Kỳ vọng: 9% – 10%/ năm
(Thực tế năm 2021: 7,4%/ năm).
750,3 1,000,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch: Thứ 3 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ > 12 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu DCASH FUND Kỳ vọng: 5,5% – 6%/ năm.
(Thực tế năm 2021: 6,11%/ năm).
68,6 1,000,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch; Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0,5% khi nắm giữ > 24 tháng.
Quỹ đầu tư trái phiếu ngân hàng công thương Việt Nam Kỳ vọng: 9% – 12%/ năm.
(Thực tế năm 2021: 2,88%/ năm).
10,2 3,000,000
  • Phí phát hành: miễn phí.
  • Thời gian giao dịch: Thứ 4 hàng tuần.
  • Phí mua lại: 0% khi nắm giữ > 6 tháng.

Qua bảng so sánh trên, chắc hẳn mọi người đã nắm được đặc điểm cơ bản về các quỹ mở tốt nhất Việt Nam. Hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình một/ nhiều quỹ để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận lâu dài trong tương lai.

Ưu và nhược điểm khi đầu tư vào quỹ mở

Đối với quỹ mở, mọi người cần biết được ưu và nhược điểm để có thể cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Ưu điểm quỹ mở

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Với quỹ mở, mọi người chỉ cần số vốn nhỏ đã có thể tham gia đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán phái sinh. Đặc biệt, các danh mục đầu tư của quỹ mở luôn đa dạng, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu được rủi roc ho nhà đầu tư.

Vốn góp tối thiểu thấp

Vì là quỹ đại chúng nên đa số các quỹ mở tại Việt Nam đều quy định số vốn góp tối thiểu thấp để thu hút nhà đầu tư. Hiện nay, các chứng chỉ quỹ khi phát hành thường sẽ có mệnh giá từ 1,000,000 VNĐ – 3,000,000 VNĐ. Riêng quỹ TCBF chỉ yêu cầu vốn tối thiểu là 10,000 VNĐ. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào quỹ mở một cách dễ dàng.

Thanh khoản cao

Khi tham gia quỹ mở, nhà đầu tư có thể tự do mua/ bán lại chứng chỉ quỹ vào thời gian giao dịch của từng quỹ. Các công ty quản lý quỹ luôn có một khoản tiền mặt nhất định được ngân hàng giám sát để đảm bảo tiền thanh toán cho các lệnh bán chứng chỉ quỹ.

Thông tin quỹ công khai, minh bạch

Các hoạt động thu – chi của quỹ đều được giảm sát bởi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng giám sát, Công ty kiểm toán và Ban đại diện của quỹ. Ngoài ra, các thông tin đầu tư, giá trị tài sản cũng sẽ được cập nhật lên tục trên website/ bản tin của công ty quản lý quỹ để mọi người chủ động nắm.

Quản lý đầu tư rất chuyên nghiệp

Để hạn chế rủi ro đầu tư quỹ mở, mỗi quỹ sẽ có các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trên thị trường tài chính. Họ có khả năng phân tích, dự đoán trước tình hình thị trường để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Như vậy sẽ giúp mọi người tiết kiệm được nhiều chi phí so với hình thức đầu tư nhỏ lẻ, không có tổ chức.

Nhược điểm quỹ mở

Đối với bất kỳ hình thức đầu tư nào thì mọi người cũng cần chấp nhận một điều là rủi ro. Việc đầu tư vào quỹ mở cũng sẽ có một số mặt hạn chế, chẳng hạn:

  • Nhà đầu tư không được nắm quyền quyết định chi tiết về các hoạt động đầu tư.
  • Rủi ro thị trường tương đối lớn.
  • Rủi ro đến từ phía công ty (quỹ mở bị phá sản/ ngừng hoạt động).
  • Một số quỹ có khả năng sinh lời không quá cao.

Kinh nghiệm lựa chọn quỹ mở để đầu tư hiệu quả

Nếu muốn nhận về kết quả đầu tư tốt nhất, mọi người cần phải nắm rõ các tiêu chí về lựa chọn quỹ mở uy tín, an toàn.

Thứ nhất: Quỹ có kết quả kinh doanh tốt, hoạt động lâu năm trên thị trường, mức lợi nhuận mang lại cao hơn so với các quỹ khác.

Thứ hai: Có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để đưa ra quyết định chủ chốt trong quá trình đầu tư.

Thứ ba: Quỹ thường xuyên công bố thông tin cho các nhà đầu tư được nắm để an tâm và tin tưởng.

Thứ tư: Quỹ có danh mục đầu tư đa dạng, nhiều cổ phiếu, trái phiếu tiềm năng của các doanh nghiệp/ ngành khác nhau.

Thứ năm: Trang web và các tài liệu do quỹ cung cấp phải có đầy đủ thông tin.

Hiện nay có các kênh đầu tư  quỹ mở nào?

Đối với hình thức đầu tư trên thị trường tài chính sẽ được phân chia thành kênh truyền thống và kênh hiện đại, cụ thể:

Kênh đầu tư truyền thống Kênh đầu tư hiện đại (mới)
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng.
  • Mua vàng.
  • Mua bất động sản.
  • Mua cổ phiếu/ trái phiếu.
  • Mua chứng chỉ quỹ mở.
  • Các sản phẩm đầu tư khác.

Dù là kênh đầu tư truyền thống hoặc hiện đại đều sẽ có những mặt ưu và nhược, mức rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Với những ai muốn sự an toàn, nguồn vốn được cất giữ cẩn thận thì có thể chọn kênh truyền thống, còn những ai muốn mạo hiểm và kỳ vọng sinh lời cao thì có thể chọn kênh hiện đại để đầu tư.

Xem thêm: Các quỹ đầu tư tài chính tại Việt Nam

Trên đây là thông tin so sánh các quỹ mở ở Việt Nam Tốt Nhất giảm rủi ro khi đầu tư. Hi vọng với bài viết này đã mang đến cái nhìn tổng quan đến mọi người khi lựa chọn hình thức đầu tư vào quỹ mở với nhiều triển vọng này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại ở bình luận dưới, website sẽ tiếp nhận và phản hồi kịp thời. Chúc bạn thành công!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *