Bị lừa vay tiền qua app chưa nhận bị khủng bố phải làm sao?
Bị lừa vay tiền qua app chưa nhận bị khủng bố phải làm sao?

Bị Lừa Vay Tiền Qua App Chưa Nhận Bị Khủng Bố Phải Làm Sao?

Sau khi vay tiền online nhưng một số khách hàng trả chậm sẽ gặp phải những trường hợp như liên tục bị đòi nợ, thậm chí đe dọa nếu không trả nợ sẽ không được yên ổn. Điều này khiến nhiều người sống trong sợ hãi không biết phải làm gì. Bài viết hôm nay, nganhangnongthon sẽ hướng dẫn bạn cách vBị lừa vay tiền qua app chưa nhận bị khủng bố phải làm sao? Cùng đọc hết nội dung bên dưới để tìm ra hướng xử lý nhanh nhé.

Bị lừa vay tiền qua app chưa nhận bị khủng bố phải làm sao?

Nếu chẳng may bạn không biết và vay tiền vào những ứng dụng cho vay tín dụng đen, app vay lừa đảo lãi suất cao ngất ngưỡng không đủ khả năng trả nợ thì có thể tham khảo ngay một trong những cách xử lý sau đây:

  • Bạn có thể yêu cầu đơn vị vay gia hạn thêm thời gian trả nợ để kịp xoay tiền tất toán tất cả khoản nợ hiện tại của mình.
  • Nếu bản thân không có đủ tiền thì bạn hãy thử nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè gom góp lại đủ tiền để thanh toán cho xong bên cho vay. 
  • Người vay hãy làm đơn khiếu nại, tố cáo app vay x,y,z,… lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền xử lý. 
  • Người vay có thể viết đơn tố cáo nếu bên cho vay liên tục khủng bố bằng những lời lẽ hăm dọa, bôi nhọ điều không có thật hoặc dùng vũ lực,….
  • Bạn tuyệt đối không được nhượng bộ nếu nghe những chính sách trả nợ vô lý, lãi suất không như lúc đàm phán ban đầu. 
  • Bạn có thể không nhận những cuộc gọi lạ, chặn đầu số nghi ngờ hoặc tắt máy để tránh làm phiền. 
  • Nếu dùng mọi cách vẫn không được thì bạn hãy thử thương lượng với đơn vị cho vay cùng đưa ra một cách giải quyết ổn thỏa nhất cho đôi bên. 

Khi đi vay thì hầu như ai cũng gặp phải trường hợp là đến hạn vẫn chưa gom đủ số tiền để thanh toán các khoản vay. Mặc dù đã xin giãn nợ nhưng bên kia không đồng ý hay yêu cầu thu thêm phí phạt, tăng lãi suất không thể chấp nhận được thì mọi người hãy liên hệ qua những đường dây nóng sau đây để tố cáo và nhờ cơ quan chức năng can thiệp xử lý.

  • Đường dây nóng của công an thành phố Hồ Chí Minh: 0283.8413744 – 0693187680 – 0693187200.
  • Đường dây nóng Công an Hà Nội: 0692194077 – 0692196420 – 02439422532.

Những hình thức đòi nợ hiện nay 

Trường hợp bạn chậm trả nợ hoặc có ý định không trả khi vay tiền tại app vay tín chấp thì sẽ gặp phải những phiền phức như sau:

Các hình thức đòi nợ hiện nay
Các hình thức đòi nợ hiện nay

Bị đăng thông tin cá nhân lên mạng xã hội

Đăng thông tin lên mạng xã hội là cách đòi nợ thường thấy của một số bên cho vay online. Với cách này mọi thông tin cá nhân như ảnh CMND/ CCCD, số điện thoại, hình ảnh cá nhân của bạn sẽ bị bêu rếu khắp các group, diễn đàn, facebook bạn bè,…. làm người vay bị xấu mặt buộc phải trả nợ.

Hành động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư và sự uy tín của người vay. 

Gọi điện, nhắn tin liên tục nhắc trả nợ

Gọi điện hay nhắn tin nhắc trả nợ là hình thức đòi nợ mọi người vẫn hay thường thấy. Việc này sẽ không sao nếu như bên vay không liên tục gọi vào số điện thoại của bạn nhắc nợ liên tục.

Nhiều người đi vay còn ám ảnh bởi vì điện thoại liên tục bị làm phiền bởi số lạ, số đòi nợ. Nếu chưa trả hết nợ thậm chí bạn còn sẽ nhận những cuộc gọi đe dọa, quát nạt đáng sợ. 

Liên tục làm phiền người thân, bạn bè

Nếu không liên hệ được với “con nợ” thì tất nhiên họ sẽ gọi đến số điện thoại của người thân, bạn bè yêu cầu thúc giục bạn phải thanh toán khoản nợ cho xong. Nhiều người thắc mắc, tại sao bên cho vay lại có số điện thoại của người thân để gọi? 

Bạn hiểu rằng, nếu như những app vay không yêu cầu chứng minh tài chính, thu nhập thì phải có được thông tin liên hệ những người xung quanh bạn để có thể đòi nợ khi cần.

Đặc biệt khi lỡ dính vào những app vay tín dụng đen thì người thân của bạn sẽ bị đòi nợ gay gắt, bị gọi điện liên tục gây nên sự khó chịu trong cuộc sống của mọi người.

Đe dọa bằng bạo lực 

Khi vay qua những app vay không uy tín, tín dụng đen thì người vay không chỉ bị áp dụng lãi suất quá cao mà còn có thể bị đe dọa bằng bạo lực nếu trả nợ chậm.

Đe doạ tác động vật lý
Đe doạ tác động vật lý

Nhiều trường hợp, họ còn thuê dân xã hội đen đến tận nhà để hăm dọa, đòi đánh đập nếu không chịu trả nợ đúng hạn. Điều này gây nên tâm lý lo sợ, ám ảnh kéo dài cho cả gia đình người vay. 

Trường hợp vay tiền qua app lừa đảo bị khủng bố

Tín dụng đen núp bóng các app cho vay tiền dẫn đến nhiều hệ lụy cho người vay. Đặc điểm thường thấy của loại hình cho vay này là app cho vay một số tiền nhỏ, thời hạn cho vay ngắn khoảng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, người vay lại không nhận đủ số tiền cần vay mà còn bị trừ đi vài phần được cho là phí dịch vụ, thuế vay. 

Những app vay tiền này sẽ giữ lại khoảng ⅓ số tiền trong hợp đồng để trừ tiền lãi, tiền phí đến khi người đi vay vỡ lẽ ra thì đã muộn. Trường hợp, nếu không đủ khả năng trả nợ những app vay này sẽ tiếp tục giới thiệu những app vay khác để vay mới trả nợ cũ, cứ tiền đưa “con nợ” vào ngõ cụt dẫn đến nợ chồng. 

Như vậy, từ việc cần một khoảng tiền nhỏ vài triệu đồng người vay đã phải vay lên con số hàng chục, số tiền lãi mẹ đẻ lãi con cứ thế mà tăng lên. Không những thế, nếu không trả đủ tiền thì app vay đen sẽ dùng những thủ đoạn “bẩn” để khủng bố tinh thần, gây sức ép lớn với người đi vay.

Những câu hỏi thường gặp về app vay tiền bị khủng bố

Khi nào thì bị khủng bố, bêu rếu trên mạng xã hội?

Vay tiền qua app là một trong những cách vay nhanh chóng, hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề cấp bách ngay khi có nhu cầu. Nếu bạn vay qua những app vay uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng, hay trả nợ đúng hạn thì sẽ không có việc gì xảy ra.

Tuy nhiên, nếu chẳng may vay nhầm vào công ty lừa đảo, quảng cáo lãi suất vay kiểu ‘treo đầu dê bán thịt chó” thì sẽ gặp nhiều rắc rối lớn. 

Khách hàng bị khủng bố, đòi nợ liên tục khi chậm trả nợ cho app vay online theo thỏa thuận ban đầu. Chưa kể trường hợp, người đi vay bị lừa đảo vay qua áp không uy tín sẽ phải chịu những cuộc gọi thu nợ chửi rủa bằng những lời lẻ thô tục, đe dọa dùng vũ lực. 

App vay tiền khủng bố đòi nợ có phạm pháp hay không?

Khi vay tiền, người vay liên tục bị khủng bố đòi nợ khiến cuộc sống trở nên xáo trộn, gây hoang mang. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối và thường thấy trong thời gian gần đây, trong thời sự, báo chí vẫn hay đề cập. Vậy thì, nhiều người đặt ra câu hỏi “App vay tiền khủng bố đòi nợ có phạm pháp hay không?”

Bên cạnh sự phiền hà, gây khó chịu cho người đi vay ra thì nếu bên vay liên tục đôn đốc, thu hồi nợ qua tin nhắn, cuộc gọi nhiều quá mức cũng là một hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị tố cáo. 

Hậu quả của việc trả tiền chậm khi vay qua app?

Mặc dù vay tiền qua app là phương án nhanh nhất mỗi khi cần tiền nhưng đi kèm với nó cũng có khá nhiều rủi ro cao. Hậu quả của việc trả tiền chậm khi vay qua app chẳng hạn như:

Phải chịu phí phạt, lãi suất cao

Bất cứ bạn vay ở app, công ty tài chính nào thì điều đầu tiên khi trả nợ chậm vẫn phải là chịu phí phạt, lãi suất khủng khiếp. Nếu thời gian nợ của bạn càng lâu thì mức phí và lãi suất càng lớn, khả năng trả nợ của bạn hầu như là không có nữa. 

Bị khủng bố điện thoại liên tục cả ngày lẫn đêm

Nếu chưa nhận được tất toán khoản nợ thì bên cho vay sẽ liên tục gọi điện, nhắn tin làm phiền bất cứ lúc nào vào bất cứ thời gian nào. 

Không chỉ dừng lại ở đó, người thân và bạn bè bạn cũng sẽ nhận những cuộc gọi tương tự như vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc. 

Bêu rếu, tung tin lên mạng xã hội

Nếu gọi điện nhắc nợ không có kết quả thì bên cho vay sẽ bắt đầu ghép hình ảnh, chứng minh nhân dân, nội dung xấu để đăng lên lên diễn đàn, bêu rếu đòi nợ cho bằng được. Mục đích chiêu trò này để truy tìm danh bạ người thân quen của “con nợ” để liên lạc. 

Đe dọa, khủng bố, đòi dùng vũ lực

Hậu quả cao hơn mà người bị nợ sẽ gặp phải là bị đe dọa, khủng bố, đòi đánh đập nếu đến hạn không thấy trả nợ. Nhiều trường hợp còn mạo danh công an, xã hội đen để tận nhà phá đồ đạc để đòi tiền.

Bùng nợ các app vay tiền online có sao không?

Nếu như có ý định bùng nợ công ty tài chính không chịu trả thì bạn có thể chịu những mức phạt sau đây:

  • Bùng nợ từ 4 – 50 triệu: Phạt tù 3 – 6 tháng.
  • Bùng nợ từ 50 – 200 triệu: Phạt tù 2 – 7 năm.
  • Bùng nợ 200 – 500 triệu: Phạt tù 5 – 12 năm.
  • Bùng nợ > 500 triệu: Phạt tù 12 – 20 năm.

Như bạn cũng thấy, việc bùng nợ khi vay tiền là hành vi vi phạm pháp luật, nhẹ thì bị phạt tiền nặng thì phải lãnh án tù giam.

“Có vay thì có trả” vì vậy nếu đã quyết định vay thì bạn phải tìm mọi cách để trả nợ đúng hạn và trả cho dứt điểm để không bị ảnh hưởng về sau. 

Một số những lưu ý khi vay tiền qua app

Dưới đây là một số những lưu ý khi vay tiền qua app bạn nên tham khảo thêm như sau:

  • Nên theo dõi thời gian thanh toán khoản vay và trả nợ đúng hạn.
  • Hãy đọc kỹ hợp đồng, hạn mức vay, thời hạn trả nợ, lãi suất, các khoản phí cần đóng khi vay.
  • Nếu gặp trường hợp không có khả năng trả thì có thể nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè và cơ quan nhà nước.
  • Tuyệt đối không được suy nghĩ hoặc có hành vi tiêu cực nếu không trả kịp nợ bởi vì vấn đề gì cũng sẽ có hướng giải quyết.
  • Nên giao kèo trước, đàm phán với bên cho vay về hình thức vào thời gian trả nợ.
  • Không chấp nhận những khoản phí đóng vô lý, không có trong hợp đồng ban đầu.
  • Cho dù cần tiền gấp đến đâu cũng phải tìm hiểu app vay thật kỹ để tránh nguy cơ lừa đảo. 

Xem thêm: Cách vay tiền không tải app

Như vậy, bài viết trên nganhangnongthon đã đưa ra một số cách đối phó cho câu hỏi “Vay tiền qua app bị khủng bố nặng lời, bêu rếu mạng xã hội nên làm gì?”.

Hy vọng nội dung trên đã giúp mọi người có thêm một số thông tin bổ ích trong quá trình vay app online. Chúc mọi người thanh toán khoản nợ thành công!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *