Với nền kinh tế ngày càng phát triển thì số lượng các ngân hàng tại Việt Nam cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Bao gồm các ngân hàng của Nhà Nước và các tư nhân thành lập. Vậy Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng? Tên tất cả các ngân hàng là gì? Mời bạn cùng Nganhangnongthon.com tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng?
Theo cập nhật mới nhất vào tháng 01/2024, Việt Nam có 49 ngân hàng uy tín đang được cấp phép hoạt động. Trong đó, bao gồm các ngân hàng sau:
- 04 Ngân hàng có 100% vốn của Nhà nước.
- 09 Ngân hàng với 100% vốn Nước ngoài.
- 31 Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP).
- 02 Ngân hàng Chính sách.
- 02 Ngân hàng Liên Doanh.
- 01 Ngân hàng Hợp tác xã.
Mỗi ngân hàng sẽ có các cơ cấu, chức năng và cung cấp các dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các thương hiệu đều mang đến dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp một cách tối ưu, đầy đủ nhất.
Thông tin các loại hình ngân hàng tại Việt Nam
Với 06 loại hình ngân hàng có mặt tại Việt Nam được hiểu cụ thể như sau:
- Ngân hàng có vốn Nhà nước: Là ngân hàng do Nhà nước làm chủ và sở hữu với vốn điều lệ vượt 50%. Trong đó bao gồm các ngân hàng do Nhà nước sở hữu với 100% vốn điều lệ và các ngân hàng TMCP do Nhà nước sở hữu với trên 50% vốn điều lệ. Các ngân hàng thuộc Ngân hàng có vốn Nhà nước luôn có độ uy tín rất cao.
- Ngân hàng có vốn nước ngoài: Ngược lại với Ngân hàng có vốn Nhà nước thì Ngân hàng có vốn Nước ngoài sẽ sở hữu 100% vốn từ các tổ chức, ngân hàng ở nước ngoài. Trường hợp có từ 02 đối tượng trở lên, yêu cầu tối thiểu một ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ là trên 50%.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP): Hoạt động dưới dạng một công ty cổ phần và luôn tuân thủ theo các quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Thường thì Ngân hàng TMCP sẽ thuộc quản lý của các cổ đông, cơ cấu quản lý cũng sẽ dựa theo nguyên tắc các cổ đông sở hữu đề ra.
- Ngân hàng Chính sách: Là loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ do Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cung cấp. Các ngân hàng Chính sách ra đời nhằm hỗ trợ quản lý nguồn vốn, thực hiện các chương trình vay vốn giúp cải thiện đời sống của các đối tượng khách hàng thuộc chính sách Nhà nước.
- Ngân hàng Liên Doanh: Được hiểu là loại ngân hàng có vốn điều lệ góp giữa Việt Nam (một hoặc nhiều ngân hàng tại Việt Nam) và Nước ngoài (một hoặc nhiều ngân hàng tại nước ngoài). Loại hình ngân hàng này hoạt động như một Công ty TNHH hai thành viên trở lên và có trụ sở đặt tại Việt Nam theo hợp đồng liên doanh giữa các bên.
- Ngân hàng Hợp tác xã: Loại hình ngân hàng này được góp vốn bởi quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác (dựa theo Luật của các Tổ chức tín dụng). Mục đích các ngân hàng này ra đời giúp liên kết các tổ chức lại với nhau, hỗ trợ cân đối tài chính của hệ thống quỹ tín dụng ngân dân.
>>> Xem thêm: Cách nộp tiền tại cây ATM Vietcombank
Tổng hợp tên tất cả các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
Với thông tin trên bạn đã biết Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng rồi nhé! Sau đây hãy tìm hiểu chi tiết tên của từng ngân hàng này:
Ngân hàng có 100% nguồn vốn Nhà nước
Dưới đây là tên 04 ngân hàng có 100% nguồn vốn Nhà Nước tại Việt Nam hiện nay:
STT |
Tên ngân hàng |
Tên viết tắt |
1 | Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông Thôn Việt Nam | Agribank |
2 | Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương | OceanBank |
3 | Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu | GPBank |
4 | Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng | CB |
Ngân hàng có 100% nguồn vốn Nước ngoài
Dưới đây là tên 09 ngân hàng có 100% nguồn vốn Nước ngoài đang có trụ sở tại Việt Nam:
STT |
Tên ngân hàng |
Tên viết tắt |
1 | Ngân hàng TNHH MTV Public Bank Việt Nam | PBVN |
2 | Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam | CIMB |
3 | Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam | Woori |
4 | Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam | UOB |
5 | Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam | SCBVL |
6 | Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam | SHBVN |
7 | Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam | HSBC |
8 | Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt Nam | HLBVN |
9 | Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam | ANZVL |
Ngân hàng Thương mại Cổ Phần
Chi tiết tên 31 ngân hàng TMCP gồm:
STT |
Tên ngân hàng |
Tên viết tắt |
1 | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | BIDV |
2 | Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam | Vietinbank |
3 | Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam | Vietcombank |
4 | Ngân hàng TMCP An Bình | ABBank |
5 | Ngân hàng TMCP Á Châu | ACB |
6 | Ngân hàng TMCP Bản Việt | Viet Capital Bank |
7 | Ngân hàng TMCP Đông Á | DongA Bank |
8 | Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam | PVcomBank |
9 | Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt | LienVietPostBank |
10 | Ngân hàng TMCP Bắc Á | BacA Bank |
11 | Ngân hàng TMCP Bảo Việt | BAOVIET Bank |
12 | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á | SeABank |
13 | Ngân hàng TMCP Nam Á | NamA Bank |
14 | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương | Techcombank |
15 | Ngân hàng TMCP Kiên Long | Kienlongbank |
16 | Ngân hàng TMCP Hàng Hải | MSB |
17 | Ngân hàng TMCP Phương Đông | OCB |
18 | Ngân hàng TMCP Quân Đội | MB |
19 | Ngân hàng TMCP Quốc Tế | VIB |
20 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội | SHB |
21 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương | SAIGONBANK |
22 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn | SCB |
23 | Ngân hàng TMCP Quốc Dân | NCB |
24 | Ngân hàng TMCP Việt Á | VietABank |
25 | Ngân hàng TMCP Tiên Phong | TPBank |
26 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín | Sacombank |
27 | Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh | HDBank |
28 | Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu | Eximbank |
29 | Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex | PG Bank |
30 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín | VietBank |
31 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | VPBank |
>>> Tham khảo: Danh sách ngân hàng Anh Quốc tại Việt Nam lớn nhất
Ngân hàng Chính Sách
Dưới đây là tên 02 ngân hàng Chính Sách tại Việt Nam hiện nay:
STT |
Tên ngân hàng |
Tên viết tắt |
1 | Ngân hàng Phát triển Việt Nam | VDB |
2 | Ngân hàng Chính sách Xã Hội Việt Nam | VBSP |
Ngân hàng Liên Doanh
Dưới đây là 02 ngân hàng Liên Doanh:
STT |
Tên ngân hàng |
Tên viết tắt |
1 | Ngân hàng Liên doanh Việt Nga | VRB |
2 | Ngân hàng TNHH Indovina | IVB |
Ngân hàng Hợp tác xã
STT |
Tên ngân hàng |
Tên viết tắt |
1 | Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam | Co-opBank |
Qua bài viết, có lẽ bạn đã trả lời được thắc mắc Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng rồi đúng không nào! Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về ngành tài chính ngân hàng, cũng như lựa chọn được thương hiệu uy tín để sử dụng dịch vụ.