Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì? Vai trò, chức năng
Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì? Vai trò, chức năng

Ngân Hàng Trung Gian (Intermediary Bank) Là Gì? Vai Trò, Chức Năng

Mặc dù dùng ngân hàng đã lâu nhưng chưa chắc có người đã biết Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì? Bài viết này nganhangnongthon sẽ giải đáp đến mọi người tất tần tật những vấn đề liên quan đến loại hình ngân hàng này. Cùng tìm hiểu chi tiết thêm vai trò, chức năng của ngân hàng trung gian ngay sau đây nhé!

Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì?

Câu hỏi ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì? là chủ đề trao đổi của nhiều người. Ngân hàng trung gian là đơn vị ngân hàng hoạt động chủ yếu từ việc kinh doanh tiền tệ bằng cách nhận các khoản tiền gửi có lãi, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi về và đem khoản tiền đó cho vay lại.

Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian

Hầu hết những ngân hàng trung gian hoạt động đều có giấy phép kinh doanh rõ ràng nên bạn hoàn toàn an tâm. Hay nói cách khác, ngân hàng trung gian sẽ thu hút những khách hàng cá nhân có tiền nhàn rỗi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Sau đó, ngân hàng dùng số tiền đó để cho khách hàng khác vay lại và thu lãi. Tất nhiên mọi thông tin cá nhân, tài sản đều được phía ngân hàng đảm bảo an toàn, uy tín. 

Chức năng chính của ngân hàng trung gian là gì?

Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) có những chức năng chính như sau:

  • Trở thành đơn vị trung gian giữa các ngân hàng Trung Ương với khách hàng. Điều này có nghĩa rằng, ngân hàng Trung Ương sẽ không trực tiếp làm việc với khách hàng mà khách hàng chỉ làm việc thông qua ngân hàng trung gian. 
  • Làm đơn vị trung gian tín dụng, ngân hàng trung gian sẽ kết nối với bên cho vay và người vay nhưng vẫn đảm bảo được những lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ cho cả hai bên. 

Các loại hình ngân hàng trung gian hiện nay

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại thực chất là ngân hàng trung gian. Tại Việt Nam, ngân hàng thương mại hoạt động nhiều nhất và nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank

Hiện nay, ngân hàng thương mại đã được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ,…

Danh sách ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay:

Hiện nay tại Việt Nam có hơn 31 ngân hàng Thương mại cổ phần đang hoạt động và 4 ngân hàng thương mại MTV do nhà nước sở hữu đó là:

Đặc điểm của ngân hàng thương mại 

  • Là loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế. 
  • Có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp.
  • Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận dựa trên cơ sở luật pháp nhà nước. 

Chức năng của ngân hàng thương mại

  • Làm trung gian tín dụng. 
  • Làm trung gian thanh toán.
  • Chức năng tạo tiền.
  • Chức năng thủ quỹ.

Ngân hàng đầu tư phát triển

Ngân hàng đầu tư phát triển hoạt động không dùng vốn nhà nước mà dùng nguồn vốn riêng của mình để duy trì việc cho vay, nhận và gửi tiền.

Loại hình ngân hàng này hoạt động chủ yếu là mua, hùn vốn tài chính với các công ty, doanh nghiệp, hỗ trợ các dự án kinh doanh của công ty doanh nghiệp.

Chi nhánh của ngân hàng đầu tư phát triển không nhiều như ngân hàng thương mại. bởi vì nó hoạt động dựa vào hình thức cho vay dài hạn, ít hỗ trợ ngắn hạn và ít tiếp xúc nhiều với các nhu cầu tài chính. 

Một số ngân hàng đầu tư phát triển ở Việt Nam hiện nay như:

  • Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB

Ngân hàng đặc biệt

Ngân hàng đặc biệt ra đời với mục đích nhằm vào một sự kiện đặc biệt nào đó, căn bản là do sự chênh lệch về kinh tế vùng.

Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng đặc biệt cũng tương tự với ngân hàng thương mại, chỉ khác ở chỗ là ngân hàng đặc biệt có mục đích chính khác nhau như: hỗ trợ cho những ngành sản xuất kém, hỗ trợ những bộ phận dân cư nghèo, gặp khó khăn, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng chung cho xã hội,…

Logo ngân hàng chính sách xã hội
Logo ngân hàng chính sách xã hội

Hoạt động của ngân hàng đặc biệt thường không hướng vào mục tiêu lợi nhuận và  được nhà nước tài trợ ngân sách để đảm bảo khả năng thanh toán.

Ngoài ra, bản thân của các ngân hàng đặc biệt thường được hưởng rất nhiều ưu đãi so với các loại hình ngân hàng khác sau đây:

  • Không phải duy trì dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương.
  • Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  • Được miễn thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác theo quy định.

Tùy theo mục đích vào nhu cầu của mỗi ngân hàng đặc biệt mà sẽ đặt tên theo những tên gọi khác nhau. Một số tên gọi của ngân hàng đặc biệt như: ngân hàng phát triển, ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng chính sách, ngân hàng phục vụ sinh viên, ngân hàng phục vụ nông thôn, ngân hàng bình dân,… Bởi vì xuất phát từ những mục tiêu phi lợi nhuận nên hầu như các hoạt động của ngân hàng đặc biệt sẽ không quá sôi nổi trên thị trường tài chính. 

Một số ngân hàng đặc biệt tại Việt Nam hiện nay như: 

  • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank.
  • Ngân hàng xây dựng CBBank.
  • Ngân hàng dầu khí Việt Nam GPBank.
  • Ngân hàng phát triển Nhà TPHCM.
  • Ngân hàng chính sách Việt Nam.

Ngân hàng tiết kiệm 

Mục đích ra đời của ngân hàng tiết kiệm để phục vụ nhu cầu gửi tiền tiết kiệm sinh lời của khách hàng. Ở Việt Nam không có một ngân hàng tiết kiệm riêng biệt mà loại hình này sẽ được kết hợp với những ngân hàng khác.

Hầu như những ngân hàng tiết kiệm hiện nay đều được lồng ghép với ngân hàng thương mại, tạo ra sản phẩm tiền gửi tiết kiệm. 

Một số ngân hàng thương mại có dịch vụ gửi tiết kiệm:

Nhóm ngân hàng nhà nước Nhóm ngân hàng TMCP
  • Agribank
  • GPBank
  • OceanBank
  • CBBank
  • VBSP
  • VDB
  • Vietcombank
  • VietinBank
  • BIDV
  • TPBank
  • Sacombank
  • ACB
  • HDBank
  • VPBank
  • Techcombank

Ngân hàng liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng là loại hình ngân hàng chỉ tập trung vào hoạt động cho vay, không hỗ trợ gửi tiết kiệm. Tại Việt Nam vẫn chưa có sự xuất hiện của loại ngân hàng riêng lẻ mà chỉ lồng kết vào những loại hình ngân hàng khác như: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng tiết kiệm,…

Ngoài liên hiệp tín dụng có chức năng cho vay thì trên thị trường tài chính hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng, đơn vị cho vay tiền rất nhiều và uy tín. 

Phân biệt giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian

Rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa ngân hàng Trung Ương và ngân hàng trung gian. Bạn có thể tham khảo bảng ngân biệt giữa hai ngân hàng ở bảng sau. 

Ngân hàng Trung Ương Ngân hàng trung gian
  • Là ngân hàng độc quyền phát hành tiền. Mọi sự điều tiết tiền tệ trên thị trường do ngân hàng Trung Ương quyết định.
  • Là cơ quan quản lý quốc gia về tiền tệ, quản lý các ngân hàng khác. 
  • Không trực tiếp giao dịch với công chúng, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Mọi hoạt động phải thông qua ngân hàng trung gian. 
  • Là ngân hàng có nhiệm vụ kết nối giữa ngân hàng Trung Ương với công chúng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính. 
  • Mọi giao dịch tài chính ngân hàng trung gian đều quản lý và làm việc trực tiếp với khách hàng. 

Phương thức hoạt động của ngân hàng trung gian

Cách tạo ra tiền qua ngân hàng trung gian

Hiện nay, ngân hàng trung gian hoạt động trên nhiều loại hình khác nhau. Tùy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển.

Những ngân hàng này tạo ra tiền bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau đến khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp như:

  • Gửi tiền bảo hiểm. 
  • Mở tài khoản thanh toán, mở tài khoản thẻ. 
  • Gửi tiết kiệm.
  • Cho vay.
  • Tiền gửi thẻ,….

Trên đó là một số những cách tạo tiền cơ bản của ngân hàng trung gian. Đối với phương thức tiền gửi thì ngay sau khi người gửi tiền thì ngân hàng sẽ sử dụng số tiền đó để cho người khác có nhu cầu vay thu lãi về để tạo nguồn tiền mới duy trì hoạt động và đầu tư vào các kênh khác để sinh lời.

Cách hủy tiền ngân hàng trung gian

Hủy tiền ngân hàng trung gian nói nôm na là hình thức trả khoản vay. Khách hàng thực hiện thanh toán hết nợ nần cho ngân hàng. 

Một trường hợp để mọi người dễ hiểu như sau: Khách hàng A nợ ngân hàng 1 khoản vay trong vòng 2 năm. Hàng tháng khách hàng A phải trả gốc và lãi cho ngân hàng theo lãi suất quy định. Sau 2 năm, khách hàng đã hoàn thành huỷ tiền ngân hàng.

Hoặc: Ngân hàng B mua bán trái phiếu và phát hành nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa việc ngân hàng B phải bỏ tiền túi của mình ra để đi mua lại trái phiếu chính phủ và cho bên khác vay dài hạn.  Nghĩa là ngân hàng cũng phải đi vay tiền của Chính phủ, nếu như khoản vay đó không sinh thêm lãi, khách hàng vay phá hủy tiền gửi không theo thời hạn thì rủi ro là rất lớn.

Vai trò của ngân hàng trung gian

  • Ngân hàng trung gian có vai trò quan trọng trọng các khoản thanh toán quốc tế. Trong đó, ngân hàng thương mại chính là mấu chốt cho sự quan trọng đó. Bởi vì thông qua ngân hàng thương mại thì khách hàng mới có thể thực hiện những giao dịch tài chính trong và ngoài nước một cách chính xác và nhanh chóng. 
  • Trở thành sợi dây kết nối an toàn và đáng tin cậy giữa khách hàng và ngân hàng Trung Ương. 
  • Nhờ có ngân hàng trung gian mà dòng tiền thanh toán chuyển đi/ nhận được chảy nhanh chóng và an toàn. Bởi vì nhờ những thủ tục gọn gàng, áp dụng công nghệ hiện đại,… của các loại hình ngân hàng đã đáp ứng toàn diện về nhu cầu thanh toán quốc tế.

Tài khoản trung gian của ngân hàng là gì?

Tài khoản trung gian của ngân hàng Việt Nam hiện nay đó là Tổng công ty thanh toán quốc gia Việt Nam. Tất cả mọi hoạt động thanh toán có liên quan đến ngân hàng đều được thông qua hệ thống tài khoản này. Chính vì vậy mà khi khách hàng chuyển tiền liên ngân hàng đều trơn tru và nhanh chóng đến vậy. 

Một ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn là: Khi khách hàng A chuyển tiền liên ngân hàng từ tài khoản BIDV sang tài khoản ngân hàng Vietcombank thì phải thông qua hệ thống tài khoản chung của công ty thanh toán quốc gia. Tài khoản trung gian đó hỗ trợ kết nối 2 tài khoản ngân hàng với nhau.

Xem thêm: Vay ngân hàng chính sách xã hội cần những gì

Như vậy, bài viết trên đây nganhangnongthon đã giải đáp toàn bộ khái niệm về Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì? Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm một số những kiến thức về lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Từ đó, có cái nhìn tổng quát hơn về các loại hình ngân hàng hiện nay đang hoạt động. 

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *