PTS, App, Web tạo bill chuyển tiền giả (fake) miễn phí hot 2024
PTS, App, Web tạo bill chuyển tiền giả (fake) miễn phí hot 2024

PTS, App, Web Tạo Bill Chuyển Tiền Giả (Fake) Miễn Phí Hot 2024

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt trội, việc xuất hiện nhiều trang web, app, photoshop làm giả (fake) bill chuyển tiền mọc lên như nấm dùng troll bạn bè hay không làm mà đòi có ăn dễ dàng. Để giúp bạn tránh được những rủi ro về lừa đảo, bài viết sau đây nganhangnongthon sẽ tổng hợp danh sách những app, web, pts tạo bill chuyển tiền giả (fake) miễn phí hot 2024 bị cảnh báo. Mọi người cùng đọc ngay và phòng tránh nhé!

Dịch vụ, app và web tạo bill chuyển tiền giả (fake) miễn phí hot 2024

Ngày nay, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng công nghệ để thực hiện những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Một trong số đó là hình thức sử dụng app, web, phần mềm photoshop để làm giả bill chuyển tiền.

Hình ảnh fake bill chuyển khoản, fake bill biến động số dư, fake số dư tài khoản không làm mà đòi có ăn
Hình ảnh fake bill chuyển khoản, fake bill biến động số dư, fake số dư tài khoản không làm mà đòi có ăn

Sau đây là một số ứng dụng, website chuyển làm giả biên lai chuyển khoản mà nganhangnongthon tổng hợp được:

Web tạo fake bill chuyển khoản ngân hàng thành công với thao tác đơn giản
Web tạo fake bill chuyển khoản ngân hàng thành công với thao tác đơn giản
  • Website Jackmmo, Tinhr: web tạo bill chuyển tiền giả nét như thật miễn phí chỉ vài thao tác nhập tin đang bị công an công bố
  • App Receipt MakerApp tạo bill chuyển tiền miễn phí
  • App FakeMoney – FakePay&Note Guide: app fake bill chuyển tiền
  • Phần mềm tạo bill chuyển tiền trên điện thoại, máy tính: Photoshop, Canvas, Adobe Lightroom, VSCO, PicsArt,…
  • Cá nhân làm dịch vụ: Tài khoản mạng xã hội nhận làm dịch vụ rao trên các group Facebook, Tiktok, Zalo, Telegram, Instagram có số điện thoại liên hệ,…

>>Đọc thêm: Cách tạo bill chuyển tiền MB Bank online

Thủ đoạn lừa đảo bill chuyển tiền giả

Gần đây, trên mạng xuất hiện nhiều tình trạng lừa đảo bằng bill chuyển tiền giả, khiến nhiều người sập bẫy. Những tổ chức này sử dụng hình thức tinh vi để qua mặt. Một trường hợp cụ thể, chị Thủy chủ shop online tại Nghệ An bị lừa 6 triệu đồng vì tin tưởng khách hàng của mình. Kẻ gian gửi ảnh chụp màn hình của một hóa đơn tạo giả để lấy lòng tin.

Chị Thủy vẫn cứ nghỉ khách chuyển khoản thành công và tiền qua chậm hơn thời gian dự kiến nên đã cho lấy hàng đến khi chờ mãi không thấy tiền về mới biết bản thân đã bị lừa.

Lừa đảo bill chuyển tiền giả
Lừa đảo bill chuyển tiền giả

Tương tự trường hợp trên, nhiều hộ kinh doanh, chủ cửa hàng khác cũng bị lừa với thủ đoạn và hình thức giống hệt. Trước đây, hình thức lừa đảo này chưa phổ biến bởi vì cần phải thao tác chỉnh ảnh qua phần mềm photoshop khá lâu. Trong khi ngày nay, nhiều app / website làm giả bill xuất hiện khiến việc lừa đảo diễn ra nhiều hơn. 

Không chỉ có vậy, hình thức lừa đảo này còn lập group, hội, nhóm chat trên facebook, zalo, telegram để buôn bán dịch vụ làm giả bill chuyển tiền. Bất kỳ ai cần lừa đảo chỉ gọi một cuộc hoặc nhắn một tin là đã có thể sở hữu biên lai chuyển tiền như thật. 

Cách nhận biết bill chuyển tiền thật hay giả

Cách nhận biết bill chuyển tiền Fake giả trên MXH như thế nào? Những bill chuyển tiền giả nếu nhìn bằng mắt thì rất khó để nhận ra. Bởi vì mẫu bill chuyển tiền đó làm giống đến 99%. Những thông tin như: mã giao dịch, tên người thụ hưởng, số tài khoản, sóng pin điện thoại, màu sắc, form mẫu,…. đều bắt chước app ngân hàng y hệt. 

Tuy nhiên, nếu là hàng giả thì luôn có cách để nhận ra. Một cách chắc chắn để kiểm tra độ chính xác của giao dịch chuyển tiền là bạn hãy vào app ngân hàng hoặc xem tin nhắn sms biến động số dư, xem tiền đã vào tài khoản hay chưa. Nếu tiền đã được chuyển đến tài khoản của bạn là bill thật ngược lại tiền chưa vào thì bạn nên cân nhắc lại độ tin cậy của biên lai đó. 

Trong quá trình giao dịch, mọi người nên tuyệt đối tỉnh táo, không nên quá tin vào những lời ngụy biện của người lạ như: Có thể giao dịch chậm do cuối tuần, tiền chưa qua do chuyển thường,…. Tất cả chỉ là cách thao túng tâm lý của bọn lừa đảo mà thôi. Mọi người tuyệt đối không nên quá tin tưởng vào người khác.

Trường hợp nghi ngờ hoặc có bằng chứng rõ ràng về hành vi lừa đảo, bạn nên tố cáo ngay đến cơ quan chức năng hoặc gọi hotline 113 để chung tay loại bỏ những tổ chức lừa đảo này. 

Lưu ý cảnh giác biên lai chuyển tiền giả mạo

Một số những cảnh giác mà Ngân hàng Nông Thôn muốn gợi ý cho mọi người cẩn thận hơn trong khi thực hiện giao dịch như sau:

  • Những đối tượng lừa đảo thường lựa chọn hình thức thanh toán bằng internet banking khi mua hàng để dễ gửi bill giả. 
  • Kẻ lừa đảo sử dụng phần mềm app / web tạo biên lai giả sau đó gửi ảnh chụp màn hình nhằm lừa gạt người bán. 
  • Để hạn chế bị lừa đảo, bạn nên kiểm tra giao dịch, số dư của tài khoản trước khi giao hàng, không thực hiện giao dịch mua bán khi tiền chưa nhận trong tay. 
  • Bạn nên đợi thông báo xác nhận đã nhận được tiền từ ngân hàng thay vì đặt lòng tin vào một bill giả, không rõ nguồn gốc. 
  • Hãy nhìn kỹ bill chuyển tiền mà khách hàng gửi, đôi khi app làm giả bill sẽ để lộ sơ hở như: khác về phông chữ, màu sắc bị lệch, thiếu logo ngân hàng,…
  • Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP của mình cho người khác, cho dù họ tự xưng là nhân viên ngân hàng hay công an. 

Như vậy, bài viết trên đây nganhangnongthon vừa tổng hợp đến mọi người danh sách những App, web, pts làm bill chuyển tiền giả free bị bắt. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn cảnh giác hơn với những chiêu trò lừa đảo trong tương lai, thực hiện giao dịch mua bán an toàn. 

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *