Với công nghệ tiên tiến hiện nay, việc tạo ra bill giả phải nói là đơn giản cho những kẻ gian này. Vậy Cách nhận biết bill chuyển tiền Fake giả trên MXH tạo từ app, web 2024. Hãy cùng nganhangnongthon cập nhật các thông tin dưới đây.
Hình thức bill chuyển tiền Fake ra sao?
Bill chuyển tiền Fake là hình thức làm giả hóa đơn chuyển khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là một hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong các giao dịch mua bán hàng hóa, thanh toán,…
Để tạo ra một bill chuyển tiền Fake, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng hoặc các trang web tạo hóa đơn giả. Các bill này thường có giao diện giống hệt với hóa đơn chuyển khoản thật.
>>Tham khảo: Top 10 App tạo Bill Chuyển Tiền nhiều Ngân Hàng
Cách nhận biết bill chuyển tiền Fake giả trên MXH
Hiện nay, xuất hiện một số trang web có thể sao chép hoàn toàn các thông tin về giao dịch chuyển khoản, đánh lừa người dùng rằng chúng là thật đến 100%. Các trang web này thường có giao diện chuyển khoản được thiết kế giống hệt với ứng dụng chính thức của ngân hàng, và thậm chí bao gồm logo, mã giao dịch, ngày tháng, giờ giấc, và nhiều chi tiết khác.
Một số trang web và app làm giả billl chuyển tiền như: Tinhr, Fake Money Fake Pay, Fake Money Guide,…Vậy làm sao để nhận biết bill chuyển tiền Fake?. Để biết được thật hay giả, nganhangnongthon sẽ hướng dẫn các bạn một số cách nhận biết như sau:
- Bill chuyển tiền Fake thường có một tên đường link nằm ngay phía dưới của bill chuyển tiền như: Jack….com
- Sau khi chuyển tiền, thông thường người nhận tiền sẽ nhận tin nhắn SMS nếu giao dịch chuyển tiền thành công. Trường hợp bạn không nhận tin nhắn từ ngân hàng, chắc chắc bill đó là Fake.
- Ngoài ra, một số kẻ gian lợi dụng vào những ngày cuối tuần, ngân hàng không làm việc và lấy lý do giao dịch bị chậm trễ nên người nhận không nhận được tin nhắn ngân hàng. Hoặc lấy lý do ngân hàng bị bảo trì nên không nhận được tin nhắn chuyển khoản,…
Các tình huống mà chúng tôi đưa ra là các trường hợp phổ biến nhất mà khách hàng thường gặp và cũng có một số tình huống khác mà chúng tôi chưa đề cập. Khi bạn nhận tiền chuyển khoản từ người khác, hãy luôn thận trọng và xem xét kỹ khi nhận bill chuyển tiền, bởi những kẻ gian thường sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để đánh lừa bạn vì lợi ích của họ.
>>Tham khảo: Cách tạo bill chuyển tiền MB Bank online
Các bill chuyển tiền Fake giả trên MXH có bị xử phạt không?
Nếu bạn sử dụng bill giả để đăng tin cá nhân trên facebook, ingram, …thì sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, nếu lợi dụng bill giả để lừa đảo người khác chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015.
Người sử dụng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản người khác sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc vào một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ trong khoảng từ 06 tháng đến 03 năm:
- Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản và lại vi phạm lần nữa;
- Nếu đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, và án tích chưa được xóa mà lại vi phạm lần nữa;
- Nếu hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, và an toàn xã hội;
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ.
Hình phạt cao nhất cho tội này là tù chung thân. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng từ 01 năm đến 05 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>Tham khảo: Cách tạo bill chuyển tiền Vietcombank digibank liên ngân hàng
Làm thế nào để tránh bị lừa đảo bill chuyển tiền Fake?
Để đảm bảo tính an toàn và xác thực trong các giao dịch mua bán và chuyển khoản trực tuyến, quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu rõ về cách sử dụng ứng dụng ngân hàng và các điều khoản kèm theo. Trong quá trình thực hiện các giao dịch, việc kiểm tra kỹ lưỡng là điều không thể thiếu. Đừng chỉ tập trung vào bill chuyển tiền từ đối phương giao dịch mà còn xem xét tài khoản của bạn.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS, cho phép bạn đăng ký nhận thông báo ngay cả khi không có kết nối internet. Vì thế, khi đối phương thực hiện dịch vụ chuyển khoản cho bạn, bạn cần để ý đến tin nhắn điện thoại của mình, ngân hàng sẽ thông báo số dư cho bạn khi chuyển tiền thành công.
Bài viết trên mà nganhangnongthon cập nhật đưa ra một số cách nhận biết bill Fake giả trên MXH để tránh gặp phải những trường hợp lừa đảo này. Hy vọng bài viết sẽ mang lại hữu ích cho các bạn.