Bảo hiểm công ty đóng cho nhân viên là bảo hiểm gì?
Bảo hiểm công ty đóng cho nhân viên là bảo hiểm gì?

Bảo Hiểm Công Ty Đóng Cho Nhân Viên Là Bảo Hiểm Gì?

Đâu là các bảo hiểm công ty đóng cho nhân viên là bảo hiểm gì mà doanh nghiệp, công ty phải đóng? Chắc chắn những ai đang và sắp đi làm đều quan tâm, muốn hiểu biết cặn kẽ. Việc nắm được kiến thức này sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Cụ thể như thế nào, những nội dung chia sẻ bên dưới sẽ giải đáp ngay bây giờ.

Các loại bảo hiểm cho người lao động khi đi làm

Để đảm bảo an toàn cũng như lợi ích cho nhân viên, các doanh nghiệp thường hỗ trợ mức đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên.

Các loại bảo hiểm cho người đi làm mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên
Các loại bảo hiểm cho người đi làm mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên

Đây là quyền lợi chính đáng của người lao động. Chúng giúp họ an tâm trong quá trình công tác và cống hiến cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp…

1. Bảo hiểm xã hội

Loại bảo hiểm đầu tiên mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên là bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, những người tham gia bảo hiểm xã hội Việt Nam là tất cả mọi người đang đi làm, hưởng lương tại tất cả mọi đơn vị doanh nghiệp. Những đối tượng này không phân biệt người lao động Việt Nam hay nước ngoài.

Cụ thể, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng sẽ được hưởng mức đóng này. Pháp luật quy định: việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được diễn ra với tất cả các hợp đồng lao động, kể cả:

– HĐLĐ xác định hoặc không xác định thời hạn

– HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định

HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi cũng được áp dụng trong trường hợp này. Chỉ cần cá nhân:

  • Làm việc trong và ngoài nước
  • Có hợp đồng lao động
  • Được hưởng lương và đóng thuế theo mức quy định của nhà nước

thì đều được hưởng quyền lợi này.

Người đóng bảo hiểm xã hội là cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động. Mức phí đóng bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH bằng tích của mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tỷ lệ đóng.

Theo đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là số lương của nhân viên, còn tỷ lệ đóng là tỷ lệ trích nộp BHXH vào các  quỹ như:

  • Hưu trí – tử tuất
  • Ốm đau – thai sản
  • TNLĐ – BNN,…

Xem thêm: Mức đóng và trợ cấp bảo hiểm xã hội

2. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là bảo hiểm bắt buộc, dành cho những lúc thăm khám, ốm đau, bệnh tật. Mọi người dân đều có thể mua bảo hiểm y tế bằng nhiều cách như:

  • Tự mua cho bản thân
  • Mua theo hộ gia đình
  • Mua theo chế độ cán bộ, công chức
  • Học sinh, sinh viên
  • Người lao động và doanh nghiệp mua cho người đi làm.

Với những người làm việc cho các công ty, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế bắt buộc cho lao động. Chỉ cần thời hạn làm việc từ đủ 03 tháng trở lên, dù thuộc đối tượng làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không xác định thời hạn, làm việc theo mùa vụ hay theo công việc nhất định thì vẫn được hưởng chính sách này.

Mức đóng BHYT chỉ bằng 4,5% tiền lương tháng. Đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn,… cho người lao động.

3. Bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật tại Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là việc làm bắt buộc của người lao động. Trong trường hợp người lao động bị cắt hợp đồng đột ngột, bên phía bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền gọi là bảo hiểm để giúp người lao động vượt qua khó khăn. Đây gọi là bảo hiểm thất nghiệp.

Cũng như các loại bảo hiểm trên, bảo hiểm thất nghiệp được đóng khi người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Và nó được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng lao động.

So với các loại bảo hiểm khác kể ở trên thì mức phí bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn nhiều. Với loại bảo hiểm này, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng 1%, và NLĐ có nghĩa vụ đóng 1% từ tiền lương của chính mình.  Bạn có thể chọn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo 3 phương thức là: đóng theo tháng, đóng theo quý hoặc đóng 2 quý một lần.

Trên đây là những loại bảo hiểm khi đi làm mà doanh nghiệp cần phải đóng nhân viên. Bạn còn thắc mắc gì về mức đóng cũng như những lợi ích mà bảo hiểm mang lại? Nếu có, hãy tìm hiểu thêm để trang bị cho mình những thông tin hữu ích và cần thiết nhé.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *