Mở tài khoản chứng khoán có mất phí không? Ở đâu tốt nhất?
Mở tài khoản chứng khoán có mất phí không? Ở đâu tốt nhất?

Mở Tài Khoản Chứng Khoán Có Mất Phí Không? Ở Đâu Tốt Nhất?

Mở tài khoản chứng khoán là việc làm đầu tiên chứng tỏ bạn tham gia vào lĩnh vực này. Khi đó hẳn là nhà đầu tư sẽ quan tâm đến mở tài khoản chứng khoán có mất phí không? Biểu phí duy trì 2024 hơn cả.

Chúng bao gồm:

  • Phí mở tài khoản chứng khoán
  • Phí duy trì tài khoản chứng khoán
  • Phí giao dịch chứng khoán
  • Lãi suất trong tài khoản chứng khoán

Mở tài khoản chứng khoán có mất phí không?

Chi phí luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đối với dịch vụ chứng khoán cũng vậy, không ngoại lệ.

Tìm hiểu về các loại phí chứng khoán

* Phí mở tài khoản chứng khoán:

Phí mở tài khoản chứng khoán:
Phí mở tài khoản chứng khoán:

Mở tài khoản chứng khoán có tốn phí không? Mở tài khoản chứng khoán cần bao nhiêu tiền? Mở tài khoản chứng khoán ở đâu được miễn phí?

Rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Trước đi bạn cần hiểu, phí mở tài khoản chứng khoán là số tiền tối thiểu đầu tiên bạn cần bỏ ra để bắt đầu tham gia vào lĩnh vực.

Hiện nay hầu hết các công ty chứng khoán đều áp dụng mức phí cho việc mở tài khoản. Bạn chỉ cần đáp ứng một số điều kiện:

  • Cá nhân 18 tuổi trở lên, có thể chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi
  • Cung cấp những thông tin cá nhân đúng với giấy tờ tùy thân còn hiệu lực
  • Nghiên cứu kỹ những thông tin, nội dung hợp đồng, rồi xác nhận, ký tên

So với hàng tá những công đoạn trong thủ tục thì ngược lại mở tài khoản chứng khoán rất đơn giản.

Bạn có thể thực hiện một trong 3 cách: mở tài khoản chứng khoán online, mở tài khoản tại các công ty chứng khoán, mở tài khoản chứng khoán thông qua nhân viên môi giới, chăm sóc khách hàng.

* Phí duy trì tài khoản chứng khoán:

Có thể hiểu đây là khoản phí để duy trì hoạt động của tài khoản chứng khoán. Giống tài khoản ngân hàng cũng vậy, nhưng của chứng khoán hầu hết là miễn phí.

Tuy nhiên phí lưu ký chứng khoán cũng là loại phí thu để duy trì hệ thống lưu trữ thông tin cổ phiếu cho tài khoản của khách hàng.

Nói như vậy có nghĩa là phí này cũng bao gồm nội dung phí quản lý tài khoản chứng khoán.Thông thường nó rất thấp so với giá trị bạn nắm giữ.

Ví dụ Nếu bạn có 1000 cổ phiếu SZL thì chỉ mất khoảng 400đ/ tháng cho việc duy trì. Trong khi đó ở Vietcombank thì con số đó chỉ có 270đ.

Theo thông tư của Bộ tài chính 2018, nó được chia thành 2 loại:

  • Phí lưu ký trái phiếu: 0,2đ/ trái phiếu/ tháng
  • Phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền: 0,27đ/ cổ phiếu/ tháng

Phí lưu ký bắt đầu tính từ ngày bạn thật sự sở hữu chứng khoán, chu kỳ T+2. Tức là ví dụ mua cổ phiếu ngày 1/1 thì ngày 3/1 bạn bắt đầu sở hữu cổ phiếu.

* Phí giao dịch chứng khoán:

Khi giao dịch thành công với dịch vụ của công ty chứng khoán thì bạn phải trả phí. Đó gọi là phí giao dịch chứng khoán nói chung, hay còn gọi là phí môi giới chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch được tính bằng % GTGD trong ngày của nhà đầu tư. Mức phí là do công ty chứng khoán quy định. Thông thường khách hàng giao dịch nhiều hơn thì phí thấp hơn.

Công thức: Phí giao dịch = giá trị giao dịch x phần trăm phí

Trong đó GTGD = giá x khối lượng giao dịch khớp lệnh trong ngày.

Ví dụ:

Cổ phiếu MWG
Giá 73.000đ
KL GD 400
GTGD 29.200.000đ
% phí 0,4%
Phí GD 116.800đ

Theo quy định, phí giao dịch chứng khoán không vượt mức 0,5% GTGD. Thực tế mức phí hiện nay dao động 0,1 – 0,35% ở các công ty chứng khoán.

* Lãi suất margin – phí giao dịch ký quỹ:

Margin là dịch vụ vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư. Với dịch vụ này bạn có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn, tăng cơ hội lợi nhuận.

Lãi suất margin hay phí giao dịch ký quỹ là mức lãi áp dụng cho khoản vay đó. Mỗi công ty chứng khoán áp dụng mức phí khác nhau, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của họ.

* Một số loại phí, thuế khác của tài khoản chứng khoán:

Ngoài những loại phí đã kể trên, tài khoản chứng khoán và quá trình giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư còn có các khoản phí, thuế khác như:

  • Thuế phí liên quan đến việc cho/ nhận/ thừa kế chứng khoán
  • Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phiếu
  • Phí chào mua công khai, phí giao dịch ngoài sàn giao dịch
  • Thuế thu nhập cá nhân từ việc nhận cổ tức tiền mặt
  • Phí dịch vụ tin nhắn SMS, mua dịch vụ bảo mật Token
  • Phí ứng tiền trước khi bán chứng khoán của khách hàng cá nhân

Các mức phí phụ thuộc vào quy định của mỗi cơ sở chứng khoán, thời điểm mở tài khoản và giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.

Biểu phí duy trì tài khoản chứng khoán 2024

Biểu phí chứng khoán là bao nhiêu? Dưới đây chúng ta cập nhật các loại phí chứng khoán của những công ty nổi bật hiện nay.

Công ty Phí giao dịch Margin Phí lưu ký
Điều kiện Tự GD Có môi giới
SSI Không y/c Không có 0,25% 14%/ năm 0,27đ/ tháng
Vndirect < 80 triệu 0,15% 0,35% 13,32%/ năm 0,3đ/ tháng
80 – 250 triệu 0,15% 0,3%
250 – 400 triệu 0,15% 0,25%
400 – 800 triệu 0,15% 0,2%
Trên 800 triệu 0,15% 0,15%
HSC Dưới 100 triệu 0,2% 0,35% 14,4%/ năm 1,18đ/ tháng
100 – 300 triệu 0,2% 0,3%
300 – 500 triệu 0,2% 0,25%
500tr – 1 tỷ 0,2% 0,2%
VPS Không y/c Không có 0,1% 14%/ năm 0,27đ/ tháng

Riêng phí mở tài khoản chứng khoán SSI, HCS, VPS,… hay các công ty khác, hiện tại đều là miễn phí. Bạn không cần duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản.

Biểu phí chứng khoán có thể thay đổi ở các thời điểm khác nhau. Nhà đầu tư cập nhật thường xuyên để giao dịch hiệu quả.

Mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất?

Lựa chọn công ty chứng khoán để mở tài khoản là một điều hết sức quan trọng. Trước tiên, hãy xác định tiêu chí, yêu cầu của bạn là gì. Bên cạnh đó, bạn là đối tượng khách hàng như thế nào, để tìm kiếm cơ sở phù hợp nhất.

Biểu phí chứng khoán và chất lượng tư vấn chứng khoán là 2 nội dung quan trọng khi đánh giá một công ty.

Xếp hạng chứng khoán tiềm năng
Xếp hạng chứng khoán tiềm năng

Theo các chuyên gia, có 2 trường hợp:

  • Nhà đầu tư đã giao dịch nhiều, có kiến thức và kinh nghiệm nhất định, thì nên ưu tiên yếu tố chi phí. Tức là công ty nào phí thấp sẽ có lợi hơn.
  • Các tân binh chưa am hiểu thị trường chứng khoán thì nên chú trọng chất lượng tư vấn. Sự hỗ trợ đắc lực từ bộ phận tư vấn là điều hữu ích.

Ngoài ra, hệ thống phần mềm hiện đại, ổn định, tốc độ xử lý cao,… cũng là điểm cộng đáng chú ý. Nói về những cái tên nổi bật hàng đầu hiện nay thì mình có một số gợi ý như sau:

  1. Công ty chứng khoán SSI
  2. Công ty chứng khoán PVS
  3. Công ty chứng khoán Vndirect
  4. Công ty chứng khoán MBS
  5. Công ty chứng khoán BSC
  6. Công ty chứng khoán HSC

Dù sao thì mục đích sau cùng của việc đầu tư vấn là lợi nhuận. Bạn cứ cân nhắc kỹ tìm được cơ sở uy tín để mở tài khoản và bắt đầu giao dịch.

Mở tài khoản chứng khoán nhưng không giao dịch có mất phí không?

Bình thường thì mở tài khoản chứng khoán không tốn tiền. Chi phí chỉ được tính khi có phát sinh giao dịch mua, bán hoặc chuyển nhượng cổ phiếu.

Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp khách hàng mắc bẫy của đối tượng lừa đảo, mất tiền oan. Vì thế bạn nên nằm lòng những lưu ý sau:

  • Tìm hiểu rõ để lựa chọn công ty mở tài khoản chứng khoán uy tín. Đặc biệt hãy thận trọng tình huống cuộc gọi mạo danh nhân viên môi giới.
  • Biết kiến thức giao dịch, bảo mật thông tin, tìm hiểu các tiện ích hỗ trợ của công ty. Như vậy bạn mới thực hiện đúng dịch vụ đang cần mà không tốn nhiều chi phí.
  • Có bất kỳ vướng mắc nào, hãy lập tức liên hệ người môi giới hoặc công ty chứng khoán. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần yêu cầu hỗ trợ đóng tài khoản.
  • Để tránh những rủi ro khi mở tài khoản chứng khoán thì nhất định bạn phải từ chối công ty chấp nhận mở nhiều tài khoản chứng khoán. Vì theo luật, mỗi nhà đầu tư chỉ sở hữu được một tài khoản của một công ty chứng khoán.

Đối với người mới chơi chứng khoán lần đầu, sự thận trọng là điều không thể thiếu. Nhưng quan trọng hơn là quá trình học hỏi, không ngừng bổ sung kiến thức chứng khoán. Bạn nên tìm đọc những cuốn sách chứng khoán tốt nhất dựa vào review của người dùng trước, các chuyên gia trong ngành.

Xem thêm: Các mã chứng khoán tốt hiện nay

Các nội dung về biểu phí tài khoản chứng khoán 2024 có thể thay đổi, nhưng về cơ bản chúng giống như những thông tin mà bài viết đã chia sẻ. Chúc bạn giao dịch thành công, lợi nhuận cao.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *