Bệnh bạch hầu là loại bệnh nhiễm trùng, có tốc độ lây bệnh nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, những triệu chứng của bệnh dễ khiến mọi người nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Dưới đây, Nganhangnongthon.com tổng hợp các dấu hiệu bệnh bạch hầu mà bạn cần nắm rõ để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu do đâu?
Bệnh bạch hầu có tên tiếng Anh là Diphtheria, là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến các vùng họng, mũi, thanh quản, tuyến hạnh nhân làm xuất hiện giả mạc dày, trắng ngà, bám chặt và lây lan nhanh. Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheriae. Chúng tồn tại dưới 3 dạng là Mitis, Gravis và Intermedius.
Ở môi trường thông thoáng vi khuẩn bạch hầu phát triển tốt. Đặc biệt, với môi trường máu và huyết thanh thì chúng càng phát triển nhanh hơn. Những vi khuẩn bạch hầu có tiết ngoại độc tố sẽ sản sinh ra các độc tố mạnh gây bệnh nghiêm trọng. Ngược lại, những loại vi khuẩn không tiết độc tố chỉ gây nhiễm trùng nhẹ đến trung bình.
Những vi khuẩn tiết ngoại độc tố sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp protein. Từ đó huỷ loại mô tại chỗ và gây bên các dấu hiệu bệnh bạch hầu rõ ràng trên bề mặt của các bộ phận mũi, lưỡi, họng, thanh quản và tuyến hạnh nhân. Ngoại độc tố hấp thu vào máu và phát tán nhanh ra toàn bộ cơ thể. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm: viêm phổi, viêm cơ tim, tổn thương thần kinh, liệt cơ, tử vong đột ngột…
Dấu hiệu bệnh bạch hầu dễ dàng nhận biết
Thông thường, dấu hiệu bệnh bạch hầu sẽ rõ ràng sau 2 – 5 ngày bị nhiễm vi khuẩn. Ở một số người sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, trong khi một số người khác lại xuất hiện các triệu chứng nhẹ và nhiều người nhầm lẫn là cảm lạnh thông thường.
Dấu hiệu nhận biết bị bệnh bạch hầu phổ biến nhất là xuất hiện những mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh bạch hầu khác mà bạn cần biết:
- Bị sốt
- Ho ông ổng
- Ớn lạnh
- Các tuyến ở cổ bị sưng
- Da xanh tái
- Chảy nước dãi nhiều
- Sưng họng, viêm họng
- Cảm giác sợ hãi, lo lắng
Bên cạnh các dấu hiệu trên, một số người bị bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng khác trong quá trình bệnh tiến triển như:
- Nói lắp
- Khó thở
- Khó nuốt
- Thị lực giảm sút
- Bị sốc (như: da tái, bị lạnh, tim đập nhanh, vã mồ hôi…)
>>> Tham khảo: Bị nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản tố cáo ở đâu khởi kiện được?
Bệnh bạch hầu có lây lan không?
Câu trả lời là Có nhé! Như đã nói ở trên, bệnh bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan nhanh qua nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Chỉ cần người bệnh hay người đang mang mầm bệnh nói chuyện, hắt xì, ho… Những giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu sẽ thông qua không khí, di chuyển vào cơ thể người đang khoẻ mạnh khi vô tình hít phải.
Bên cạnh đó, bệnh bạch hầu còn có thể lây lan gián tiếp thông qua các tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu đến cơ thể như khăn mặt, đồ ăn, áo, quần…
Bệnh bạch hầu có thể điều trị dứt điểm không?
Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh bạch hầu mà xác định việc điều trị dứt điểm hay không. Theo tìm hiểu, bệnh bạch hầu hiện đã có thuốc điều trị, đó là một loại giải độc tố đặc hiệu chống lại độc tố vi khuẩn, kết hợp với kháng sinh để diệt tận gốc vi khuẩn bạch hầu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng, các dấu hiệu bệnh bạch hầu rõ ràng hơn thì cũng có thể gây nguy hiểm đến thận, tim và hệ thần kinh. Do đó, người bị bệnh bạch hầu cần nhanh chóng được thăm khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại để giảm biến chứng bệnh và giúp phục hồi nhanh chóng.
>>> Gợi ý: Bảo hiểm công ty đóng cho nhân viên là bảo hiểm gì?
Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả như thế nào?
Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả và độ an toàn cao nhất đó là tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Hiện nay, Việt Nam chưa có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu, nhưng người bệnh có thể sử dụng các loại vắc xin phối hợp để kháng nguyên bạch hầu vừa phòng bệnh hiệu quả. Bất kỳ trẻ em từ 2, 3, 4 tháng tuổi đến phụ nữ mang thai, người già trên 50 tuổi cũng cần liên hệ cơ sở y tế có chuyên môn cao để được thăm khám, sàng lọc và tư vấn về vắc xin phù hợp.
Ngoài ra, mọi người cũng cần lưu ý:
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
- Che miệng khi hắt xì, ho.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh, người nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Không gian sống, trường học, nơi làm việc… cần thông tháng, đủ ánh sáng, sạch sẽ.
- Nếu sống trong vùng có dịch bệnh cần chấp hành đúng theo các quy định khám chữa bệnh của cơ sở y tế.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả mà mọi người có thể quan tâm. Bệnh bạch hầu đang có tốc độ lây lan và tỷ lệ tử vong cao nên dù trẻ em hay người lớn cũng cần nắm vững các thông tin trên để hạn chế những rủi ro lây bệnh gây nguy hiểm.