Phốt Lừa đảo vay tiền qua Zalo, SĐT, thẻ ATM bằng cmnd/ cccd 2024
Phốt Lừa đảo vay tiền qua Zalo, SĐT, thẻ ATM bằng cmnd/ cccd 2024

Phốt Lừa Đảo Vay Tiền Qua Zalo, SĐT, Thẻ ATM Bằng CMND/ CCCD 2024

Thời gian gần đây, lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo trót lọt. Một số hình thức lừa đảo vay tiền qua zalo xuất hiện khiến nhiều người bị mất tiền oan. Làm cách nào để nhân biết các hình thức lừa đảo này để không phải mắc bẫy? Hãy cùng đón đọc bài viết hôm nay để có thêm thông tin hữu ích dành cho bạn.

Nguyên nhân lừa đảo qua zalo, Facebook, Telegram

Sự phát triển của công nghệ giúp chúng ta thuận tiện hơn khi tiếp cận thông tin và kết nối cùng bạn bè, người thân. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn không biết chọn lọc.

Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội như facebook, zalo, Telegram để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của mọi người. Các hình thức này ngày càng tinh vi nên rất nhiều người dù ý thức cảnh giác cao vẫn mắc phải.

Lừa đảo vay tiền qua Zalo
Lừa đảo vay tiền qua Zalo

Những vụ lừa đảo trên zalo thường đánh vào tâm lý người dùng đang khó khăn cần vay tiền, chợt có người tự xưng là bên cho vay lãi thấp hoặc không lãi. Cũng có trường hợp giả mạo người quen, người thân để mượn tiền thông qua hình thức chuyển khoản.

Nói chung, lừa đảo thì có muôn hình vạn trạng, đủ chiêu trò. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu qua một số hình thức lừa đảo phổ biến trên zalo hiện nay. Mọi người tham khảo để đề phòng cảnh giác nhé.

Nhận biết thủ đoạn lừa đảo qua zalo, Facebook, Telegram

Thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua zalo, Facebook, Telegram

Đánh vào tâm lý nhiều người cần vay tiền nhanh, lãi suất thấp, các đối tượng lừa đảo đã lên những kế hoạch rất tinh vi. Nếu bạn là người sử dụng zalo thường xuyên thì sẽ thấy có nhiều quảng cáo vay tiền hiển thị khi bạn lướt mạng.

Các đối tượng này tự thành lập cơ sở kinh doanh chui, mạo danh các công ty tài chính cho vay tiền. Chúng tự lập các hội nhóm, các fanpage và chạy quảng cáo trên facebook, zalo với những thông tin cho vay rất hấp dẫn.

Thường thì những người đang có nhu cầu vay vốn sẽ bị thu hút bởi những thông tin này. Đó là mức vay cao lên đến 70 triệu, lãi suất thấp chỉ 0,5%/ tháng, hồ sơ thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh.

 + Giải mã thủ đoạn lừa vay tiền qua zalo, Facebook, Telegram:

Khi bạn ấn vào những dòng quảng cáo đó và đăng ký thông tin vay vốn thì ngay lập tức sẽ có phản hồi từ phía công ty giả mạo này. Sẽ có nhân viên trực tiếp check và trả lời tin nhắn, thậm chí gọi điện thoại theo số điện thoại mà bạn vừa cung cấp.

Sau khi bạn làm theo yêu cầu là gửi hình ảnh cá nhân, chụp giấy tờ tùy thân để làm thủ tục hồ sơ thì đại diện bên cho vay sẽ đề nghị bạn chuyển thêm một khoản tiền. Số tiền này có khi chỉ vài trăm đến một triệu, có khi lên đến vài triệu tùy vào số tiền bạn muốn vay.

Nếu người vay có thắc mắc thì sẽ được giải thích đây là số tiền tạm ứng hoặc bảo hiểm rủi ro, hoặc mức phí tượng trưng để bên công ty tài chính giải ngân nhanh. Vì mong muốn được vay tiền càng sớm càng tốt, nhiều người đã không ngần ngại chuyển tiền đi.

+ Cái kết đã biết trước:

Mặc dù nhiều người rất đề phòng, nhưng phía cho vay đã làm giả chứng từ, con dấu của công ty nên mọi thứ dường như rất thật. Nhiều con mồi đã dính bẫy vì đối tượng lừa đảo đã mạo danh các công ty tài chính uy tín trên thị trường.

Cũng có một số người sau khi chuyển đi số tiền vài trăm lần đầu tiên thì mơ hồ phát hiện đây là chiêu thức lừa đảo. Tuy nhiên, bên cho vay lại liên tục yêu cầu chuyển thêm một khoản tiền nữa để duyệt khoản vay. Nếu khách hàng không chuyển tiền thì mang hồ sơ đến ngân hàng thực hiện vay tiền và bạn sẽ lãnh nợ đó. Nhưng sau khi tiền chuyển đi, đối tượng lừa đảo sẽ chặn mọi cuộc gọi của bạn.

Nhờ chuyển tiền hộ, mượn tiền qua zalo, Facebook, Telegram

Một chiêu lừa khác qua zalo mà bạn cũng nên biết, đó là giả mạo người thân, người quen để mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền hộ cho người khác. Nghe qua thì có vẻ đơn giản và thật dễ dàng để bạn nhận ra đây là lừa đảo.

Tuy nhiên, các đối tượng đã tìm hiểu trước. Có thể bằng cách nào đấy chúng nắm được thông tin của bạn và cả danh sách bạn bè trong danh bạ của bạn. Sau đó, chúng tạo một zalo giống hệt một người trong danh sách đó, và tiến hành kế hoạch.

Tùy theo mức độ thân sơ mà đối tượng sẽ đưa ra mức tiền khác nhau khi yêu cầu chuyển khoản, có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu, cũng có khi lên đến hàng trăm triệu.

Thủ đoạn của bọn này thường là nhắn tin hỏi tài khoản còn tiền không, nhờ chuyển hộ tiền hàng cho người này người kia,… Nhiều người vội tin không xác nhận lại nên đã chuyển tiền ngay không chần chừ. Sau khi thành công, đối tượng sẽ chặn zalo, chặn số điện thoại của bạn.

Giả mạo zalo, Facebook, Telegram đi mượn tiền

Còn có một trường hợp khác, là đối tượng lập zalo với tên trùng với zalo của bạn, hình ảnh đại diện cũng lấy từ zalo bạn. Sau đó đối tượng truy cập vào danh bạn của bạn và tìm đến những người thân, bạn bè có trong danh bạ để kết nối, mượn tiền.

Một số người cảnh giác cao thì gọi video lại để xác nhận. Tuy nhiên thủ đoạn của bọn này rất tinh vi khi chúng cắt ghép hình ảnh và cả giọng nói của bạn để không ai nhận ra là lừa đảo. Đặc biệt với những người hay livestream thì càng dễ bị cắt ghép.

Các hình thức lừa đảo vay tiền online khác

Ngoài zalo thì các ứng dụng mạng xã hội khác cũng bị các đối tượng xấu khai thác khách hàng và thực hiện lừa đảo chuyển tiền cho vay. Vẫn chiêu cũ, đánh vào tâm lý muốn vay tiền online từ nhiều nguời.

Lừa đảo vay tiền qua điện thoại

Gần đây nhiều người lên tiếng cảnh báo về tình trạng họ gặp phải, là có cuộc gọi đến, tự xưng là nhân viên ngân hàng và thông báo chương trình vay vốn nhiều ưu đãi như không cần chứng minh thu nhập, không cần tài sản thế chấp,…

Hình thức lừa đảo này cũng tương tự như lừa đảo vay tiền bằng CMND/ CCCD đã từng xuất hiện trước đây. Đối tượng cũng yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân để làm thủ tục.

Tưởng chừng chiêu này không lừa được ai, thế nhưng nhiều con mồi vẫn dính bẫy. Khi khách hàng đã đồng ý thỏa thuận vay, bọn này yêu cầu nộp một số tiền gọi là phí hồ sơ, phí bảo hiểm tiền vay, có khi là đóng trước tiền lãi 1 tháng, 1 quý,…

Để tạo sự tin cậy nơi khách hàng, các đối tượng lừa đảo còn tạo tin nhắn ảo rằng khoản vay đã được phê duyệt và cả hợp đồng có đóng dấu của ngân hàng. Người vay hoàn toàn bị thuyết phục và sẵn sàng chuyển tiền đi mà không biết rằng mình đã bị lừa một cách ngon lành.

Lừa đảo vay tiền qua thẻ ATM

Một số trường hợp khác, chiêu lừa tấn công vào tài khoản ngân hàng. Xác định nhiều người có nhu cầu vay vốn online giải ngân nhanh, nhóm đối tượng lừa đảo này thực hiện các bước dẫn dụ con mồi.

Cũng bằng các hình thức mạo danh nhân viên ngân hàng, nhân viên các công ty tín dụng, đối tượng liên lạc với người đang cần vay tiền. Sau khi hướng dẫn các thủ tục hồ sơ đầy đủ, bọn chúng không yêu cầu chuyển tiền phí hay đóng bảo hiểm khoản vay.

Điều này khiến khách hàng yên tâm, vì dù sao chưa vay được tiền mà đã chuyển phí thì có vẻ bất bình thường. Tuy nhiên, bọn chúng yêu cầu bạn cung cấp số tài khoản ngân hàng để tiền giải ngân sẽ chuyển thẳng vào đây.

Bởi vì hình thức vay online giải ngân nhanh, tiền về tài khoản ngay trong ngày nên một lúc sau sẽ có tin nhắn gửi mã OTP cùng đường link về cho bạn. Nếu bạn nhập mã này vào thì tiền có trong thẻ ATM sẽ bị rút sạch.

Đây là chiêu lừa đảo rất tinh vi, dường như rất ít người nghi ngờ. Vì vậy, nhiều người đã bị lừa một cách êm đềm mà không biết kêu cứu ai.

Chiêu trò lừa đảo vay tiền qua app

Tình trạng vay tiền qua app rất phổ biến, nhiều người đã vay vốn thành công khi thực hiện vay online trên app. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn bị lừa bởi những app mạo danh.

Nhiều khách hàng phản ánh với các ngân hàng về tình trạng lừa đảo vay tiền qua app. Sau khi làm rõ vấn đề, các ngân hàng này đã xác nhận các app đó là giả và không thuộc quản lý của ngân hàng. Các app này mạo danh là app vay tiền của ngân hàng này ngân hàng kia, yêu cầu khách hàng đóng phí để được giải ngân nhanh.

Thủ đoạn của bọn chúng là sau khi khách hàng để lại số điện thoại thì chúng chủ động liên hệ. Bên app sẽ tiến hành các thủ tục và hoàn tất hồ sơ vay, khách hàng chỉ cần truy cập vào app và rút tiền về tài khoản. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không rút được tiền.

Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để sửa lỗi trên app. Đồng thời bạn phải nộp phí là 10% khoản vay để thủ tục diễn ra nhanh hơn. Bên app cam kết số tiền này sẽ được hoàn trả khi giải ngân.

Tuy nhiên, tiền đã chuyển đi sẽ bốc hơi cùng với app. Bạn sẽ không thể liên lạc được với người đã liên hệ tư vấn cho bạn.

Nhận biết và phòng tránh lừa đảo vay tiền qua zalo, điện thoại, thẻ ATM

Nếu bạn không may bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Trong mọi trường hợp liên quan đến xác nhận thông tin, tiền bạc, chúng ta cần phải tỉnh táo xử lý. Phải nhận biết các dấu hiệu lừa đảo để không trở thành nạn nhân.

Cách nhận biết lừa đảo vay tiền

Sau đây là một số dấu hiệu lừa đảo vay tiền qua các ứng dụng, mạng xã hội mà bạn cần biết:

  • Cho vay ưu đãi lãi suất thấp không cần thế chấp và phải nộp phí
  • Lời chào mời vay tiền từ các hội nhóm, fanpage không chính thống
  • Tin nhắn hoặc cuộc gọi tự nhận là nhân viên tư vấn tài chính, nhân viên ngân hàng tư vấn vay vốn

Cách phòng tránh lừa đảo vay tiền

Tình hình sử dụng mạng xã hội đang rất phổ biến và hầu như tất cả những ai sử dụng điện thoại thông minh đều cài đặt các ứng dụng zalo, facebook. Điều này đem lại nhiều lợi ích nhất định đồng thời cũng tạo cơ hội cho kẻ gian trục lợi.

Người dùng mạng xã hội cần có những hiểu biết nhất định và phải luôn trong tâm thế hoài nghi để không phải dính bẫy kẻ gian. Để phòng tránh các trường hợp lừa đảo trên zalo, facebook hay qua điện thoại, bạn cần:

  • Không cung cấp thông tin cá nhân của mình cho người lạ. Không chụp rõ CMND/ CCCD hoặc các giấy tờ tùy thân khác lên mạng xã hội
  • Không cấp quyền truy cập thông tin cá nhân, danh bạ, số điện thoại và các vấn đề riêng tư cho các ứng dụng mà bạn sử dụng
  • Cẩn thận trước những lời chào mời vay vốn

Ngoài ra, các dấu hiệu lừa đảo vay mượn tiền trên zalo cũng đang rất phổ biến, nếu đang sử dụng zalo bạn cần lưu ý:

  • Không chấp nhận lời mời kết bạn từ người lạ
  • Nếu có người thân, người quen hỏi mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền thì nên gọi điện cho người đó để xác nhận

Xem thêm: Vay tiền F88 lừa đảo không

Sử dụng mạng xã hội không cẩn thận sẽ là cơ hội để kẻ gian lợi dụng như lừa đảo vay tiền qua zalo, facebook và các ứng dụng khác. Do đó, chúng ta phải luôn cảnh giác, không để đối tượng xấu thực hiện trót lọt hành vi của mình. Nếu nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, hãy chặn số liên lạc của người đó đồng thời nhắc nhở những người thân của mình nhé.

5 Comments

  1. Lương

    bạn tôi cũng bị y như các bạn.
    và các bạn đừng tin bọn nó.
    không có ngân hàng công ty tài chính nào cho vay tiền mà sai thông tin cá nhân phải chuyển số tiền để sửa lại thông tin hết.

  2. Ngô Anh

    Tôi cũng bị lừa vậy qua Zalo, nói tk tôi Sài, nên giờ chuyển 5 triệu để sửa thì hồ sơ sẽ hoàn thiện và sẽ chuyển tiền vay cũng như 5 triệu tôi chuyển chinh sửa, tôi nói tôi k có tiên. Cái họ nói tiền vay đâ chuyển tại tôi cho sai số tk nên hàng tháng vẫn phải đóng. Tôi nói tiên chưa vô tk tôi thì nó sẽ quay về tk CTY. Còn thưa đi tôi đi hầu. Cái tôi chặn số tụi nó lùn.

    • Trần Cẩm Tú

      Chị cho e hỏi rồi bữa giờ c có bị gọi làm phiền gì ko ạ, bọn nó có làm phiền gia đình hay bạn bè gì ko ạ. Vì e cũng bị như c nhưng e ko rút tiền vì thấy số tài khoản bị sai n cũng kêu e chuyển tiền 5trieu nhưng e ko chuyển. E sợ là sẽ bị làm phiền. Mong c phản hồi ạ

    • Khanh hoang

      Mất tiền rồi, đến tháng chúng nó có làm phiền ko bạn

    • Kim phuong

      minh cung bi lua ntn .bao sai ten ngan hang .bao chuyen 8 trieu nhung toi chi 4 trieu va lai sai noi dung va keu chuyen tiep 8 trieu .neu ko chuyen nua co bi goi lam phien nguoi than ko a .mong ban rep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *