Cách nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM ngân hàng
Cách nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM ngân hàng

Cách Nhận Tiền Bảo Hiểm Thất Nghiệp Qua Thẻ ATM Ngân Hàng

Bên cạnh nhận trợ cấp thất nghiệp tại bưu điện hay trực tiếp ở trung tâm dịch vụ việc làm thì chúng ta có thể thực hiện giao dịch này qua thẻ các ngân hàng. Bạn đã biết thủ tục nhận tiền bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM ngân hàng chưa? Nếu cần biết câu trả lời, hãy đọc hết bài viết của NHNT nhé.

Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM ngân hàng 2024

Muốn nhận tiền bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng thì trước tiên bạn cần đăng ký tiện ích này. Tức là trong lúc điền thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu hiện hành, ở chỗ phương thức nhận tiền, bạn chọn nhận tiền qua thẻ. Sau đó chỉ cần ghi số tài khoản của bạn vào đó thì hàng tháng tiền sẽ về thẻ.

Cụ thể thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp qua ngân hàng:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhận trợ cấp

  • Đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu, nhận tại cơ quan làm hồ sơ).
  • Giấy tờ chứng minh đã chấm dứt công việc, chẳng hạn giấy thôi việc của công ty
  • CMND/ căn cước công dân bản sao có công chứng

Trường hợp bạn chưa có thẻ ngân hàng để điền thông tin vào mẫu đơn thì cần đăng ký mở thẻ mới như đã nói.

Mẫu Đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp
Mẫu Đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp

Bước 2: Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn

  • Nộp hết những hồ sơ trên đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương bạn muốn
  • Nhận giấy hẹn trả kết quả duyệt hồ sơ để tới ngày hẹn sẽ lên nhận kết quả

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ và tiền trợ cấp

  • Trong thời hạn 20 ngày, hồ sơ hợp lệ nhận được quyết định hưởng trợ cấp
  • Người đăng ký làm thẻ mới sẽ nhận kèm thẻ ATM với quyết định
  • Tiền được chuyển về số tài khoản ngân hàng trong vòng 5 ngày sau đó

Nếu bạn đã có thẻ ATM Đông Á hoặc BIDV thì ghi thông tin vào đơn là được.

Nhận trợ cấp thất nghiệp qua ngân hàng nào?

Phương thức chi trả BHXH qua ATM không còn xa lạ đối với người lao động hiện nay. Nhưng điều mà nhiều người thắc mắc là những thẻ ngân hàng nào có thể nhận khoản tiền này.

Hiện tại thông tin mình cập nhật được có 2 ngân hàng hỗ trợ người lao động nhận trợ cấp. Đó là:

Nếu chưa có sẵn thẻ ATM đang giao dịch tại các ngân hàng này thì bạn cần mở thẻ ATM bảo hiểm thất nghiệp tại một trong các hệ thống đó để nhận tiền hỗ trợ thất nghiệp.

Lịch nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp khi chuyển khoản

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 1

Tính từ thời điểm người lao động nộp hồ sơ lên trung tâm dịch vụ việc làm thì thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
  • Xem xét, quyết định về việc hưởng trợ cấp trong thời hạn 20 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ
  • Nếu hồ sơ đề nghị gửi theo đường bưu điện thì tính vào ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện
  • Người lao động chưa tìm được việc làm trong 15 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ thất nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ ngày thứ 16
  • Tổ chức bảo hiểm thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong 5 ngày từ khi nhận quyết định
  • Nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp của người lao động thì tổ chức bảo hiểm thực hiện chi trả từ tháng hưởng thứ 2 trở đi trong vòng 5 ngày làm việc.

Nói ngắn gọn thì thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất trong vòng 25 ngày làm việc. Trong đó rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì không tính.

Căn cứ vào đó bạn cũng biết được thời gian nhận bảo hiểm thất nghiệp tại bưu điện hay trung tâm dịch vụ việc làm, nơi đã nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp. Trước đó người lao động cũng nhận được giấy hẹn đến giải quyết hồ sơ sau khi nộp hồ sơ đăng ký thất nghiệp.

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 2

Đối với lần thứ 2 nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, điều 45 Luật việc làm 2013 quy định:

  • Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hồ sơ hưởng chế độ là cộng dồn các khoảng thời gian đã đóng cho đến từ đầu đến khi chấm dứt hợp đồng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Thời gian sau khi nhận và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu là riêng biệt, không được tính vào để hưởng lần 2.

Riêng các trường hợp sau thì thời gian được bảo lưu:

  • Không đến nhận quyết định hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp.
  • Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
  • Có những tháng lẻ chưa giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Đang hưởng trợ cấp mà bị chấm dứt hưởng khi có việc làm
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, đi học từ 12 tháng trở lên, đi cải tạo, cai nghiện, tòa án tuyên bố mất tích, bị phạt tù.

Trong vòng 3 tháng kể từ ngày thất nghiệp, người lao động chuẩn bị hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm. Chúng gồm: sổ bảo hiểm xã hội, đề nghị hưởng trợ cấp theo mẫu, quyết định thôi việc. Quyết định thôi việc có thể thay bằng quyết định sa thải hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 3

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 3 cũng tương tự như vậy. Ngoài ra, người lao động tham gia bảo hiểm từ 1 – 3 năm được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ mỗi 1 năm thì người lao động sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Quy định có trong khỏan 2 điều 50 Luật việc làm 2013.

Mức bảo hiểm thất nghiệp lần 3:

Tiền trợ cấp bảo hiểm (1 tháng) = 60% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng trước khi thất nghiệp

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp khi nhận

Nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như trên thì hàng tháng sẽ nhận được:

Mức trợ cấp = 60% mức lương bảo hiểm thất nghiệp bình quân của 6 tháng trước khi thất nghiệp

Lưu ý, mức lương trợ cấp hàng tháng tối đa không quá:

  • 5 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do NN quy định
  • 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Cụ thể, mức lương cơ sở hiện nay do NN quy định là 1.490.000đ nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 7.450.000đ/ tháng.

Còn đối với người thực hiện chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

  • Lương tối thiểu vùng của vùng I: 4.420.000đ => mức trợ cấp tối đa: 22.100.000đ/ tháng.
  • Lương tối thiểu vùng của vùngg II: 3.920.000dđ => mức trợ cấp tối đa: 19.600.000đ/tháng.
  • Lương tối thiểu vùng của vùng III: 3.430.000đ => mức trợ cấp tối đa: 17.150.000đ/ tháng.
  • Lương tối thiểu vùng của vùng IV: 3.070.000đ => mức trợ cấp tối đa: 15.350.000đ/ tháng.

Các nội dung trên được quy định tại Điều 50 của Luật việc làm 2013.

Đánh giá các cách nhận bảo hiểm thất nghiệp

Giữa 3 hình thức nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, bạn chưa biết đâu là cách tốt nhất? Chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng, quan trọng cái nào phù hợp với bạn.

Nhận tiền tại trung tâm dịch vụ việc làm

Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/ quận là địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp phổ biến. Nếu chọn cách này thì bạn nộp hồ sơ ở đâu sẽ nhận tiền ở đó.

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Ưu điểm:

  • Tiền nhận trực tiếp giúp bạn yên tâm và chắc chắn về tình trạng của hồ sơ được duyệt.
  • Nhận tiền nhanh chóng, theo đúng ngày được ghi trên giấy hẹn trước đó, dễ khiếu nại nếu cần.

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian đi lại, đặc biệt gây khó khăn đối với người lao động ở các tỉnh lẻ.

Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện

Phương thức này khắc phục nhược điểm của việc nhận tiền qua trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/ quận.

Nhận tiền qua trung tâm dịch vụ
Nhận tiền qua trung tâm dịch vụ

Ưu điểm:

  • Di chuyển đơn giản hơn so với cách đầu tiên vì hệ thống bưu điện đa dạng.

Nhược điểm:

  • Tiền về chậm, quá ngày hẹn vẫn có thể chưa nhận được tiền.
  • Đôi khi xảy ra bất cập giữa việc trung tâm dịch vụ việc làm đã gửi tiền về nhưng bưu điện báo chưa có.

Nhận tiền thất nghiệp qua thẻ ATM ngân hàng

Bảo hiểm Việt Nam triển khai xây dựng hình thức nhận tiền này, tạo khá nhiều thuận lợi. Cơ sở dữ liệu dựa trên tinh thần liên thông giữa ngành Lao động thương bình và xã hội với cơ quan giải quyết hồ sơ.

Nhận tiền thất nghiệp qua thẻ ATM
Nhận tiền thất nghiệp qua thẻ ATM

Ưu điểm:

  • Tiền nhận được nhanh chóng, chính xác.
  • Người lao động chỉ cần đăng ký 1 lần và nhận hàng tháng mà không cần đi lại nhiều.

Nhược điểm:

  • Không có nhiều ngân hàng liên kết nhận tiền bảo trợ thất nghiệp hiện nay.

Trong tương lai, nhiều hệ thống ngân hàng triển khai nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Điểm yếu này sẽ được khắc phục và tạo thuận lợi cho người lao động cũng như cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

⇒Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi rút tiền cây ATM bị trừ tiền nhưng không ra tiền

Có thể thấy nhận tiền bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM ngân hàng sở hữu nhiều ưu điểm. Điều này lý giải tại sao gần đây người lao động sử dụng hình thức đó ngày càng nhiều. Bạn còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn. Thông qua đó chúng ta có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề tiền trợ cấp thất nghiệp.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *