OCB là ngân hàng gì? Viết tắt của từ gì? Lừa đảo không?
OCB là ngân hàng gì? Viết tắt của từ gì? Lừa đảo không?

OCB Là Ngân Hàng Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? Lừa Đảo Không?

Có lẽ cái tên OCB thật sự không quá phổ biến mặc dù đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm. Vậy OCB là ngân hàng gì, là ngân hàng nhà nước hay tư nhân, có uy tín không? Hôm nay, bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến ngân hàng OCB.

OCB là ngân hàng gì?

OCB hay còn được gọi là ngân hàng Phương Đông, được thành lập và đi vào hoạt động từ 1996. Mọi thông tin về ngân hàng OCB mà bạn cần tìm hiểu sẽ được trình bày ngay bây giờ.

Ngân hàng OCB
Ngân hàng OCB

Thông tin ngân hàng OCB

Tên giao dịch tiếng Việt Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
Tên giao dịch tiếng Anh Orient Commercial Joint Stock Bank
Viết tắt OCB
Swift Code ORCOVNVX
Loại hình hoạt động Doanh nghiệp cổ phần
Năm thành lập 10 tháng 6 năm 1996
Trụ sở chính 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
Vốn điều lệ 8,767 tỷ (Tính đến Quý II/2020)
Hotline 18006678
Website www.ocb.com.vn

Quá trình phát triển của OCB

Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 1996, OCB đã trải qua gần 25 năm có mặt trong ngành tài chính – ngân hàng. Trong những năm qua, OCB đã không ngừng đổi mới và phát triển. Cùng nhìn lại những cột mốc đáng chú ý của ngân hàng trong suốt hành trình 25 năm qua.

  • Năm 1996: thành lập ngân hàng với vốn điều lệ 70 tỷ đồng
  • Năm 2007: tăng vốn điều lệ lên 11.000 tỷ đồng. Hợp tác chiến lược với BNP Paribas (1 trong 6 tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới)
  • Năm 2008: triển khai hệ thống Ngân hàng lõi tốt nhất
  • Năm 2013: nâng tổng tài sản lên 33.000 tỷ đồng. Cũng trong năm này, ngân hàng nhận diện thương hiệu mới
  • Năm 2015: dưới sự tư vấn DBS Singapore, OCB khởi động dự án Basel II
  • Năm 2016: tổng tài sản 65.000 tỷ đồng. Là ngân hàng nằm trong Top ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường.
  • Năm 2017: là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án Basal II. Huy động vốn để tăng tổng tài sản lên gần 85.000 tỷ.
  • Năm 2018: là ngân hàng hợp kênh tại Việt Nam, được nhận giải Thương hiệu tin dùng. Đồng thời ra mắt OCB OMNI
  • Năm 2019: là ngân hàng Việt Nam đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á

Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng OCB

OCB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam hoàn thành các dự án quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, ngân hàng đã xây dựng cho mình một hệ thống lớn mạnh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng OCB đã có 95 chi nhánh, phòng giao dịch tại 23 tỉnh thành. Hệ thống điểm đặt ATM rộng khắp phục vụ kịp thời nhu cầu dịch vụ thẻ của khách hàng. Bên cạnh đó là đội ngũ hơn 2.000 cán bộ nhân viên. Tất cả đang cố gắng từng ngày để đưa ngân hàng tiến gần hơn đến khách hàng. OCB luôn nỗ lực vì mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm.

OCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?

Nếu bạn đang muốn biết OCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân thì câu trả lời có ngay cho bạn đây.

OCB là ngân hàng thương mại với nguồn vốn từ các cổ đông trong và ngoài nước. OCB không có bất kỳ nguồn vốn đóng góp nào từ ngân hàng nhà nước. Do đó, ngân hàng TMCP Phương Đông OCB là ngân hàng tư nhân.

Tuy nhiên, OCB thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Những hoạt động, kế hoạch là do bộ phận nòng cốt của ngân hàng đề xuất và thực hiện. Nhưng tất cả phải được thông qua bởi ngân hàng nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ đúng quy định của pháp luật.

Sự thật ngân hàng Phương Đông (OCB) lừa đảo

Thời gian vừa qua, OCB bị vướng nghi án lừa đảo. Điều này khiến nhiều khách hàng hoang mang, lo sợ. Nhất là những khách hàng đã và đang làm việc với OCB. Bên cạnh đó là thông tin ngân hàng OCB bị bắt tin đồn có thật không?

Nhìn lại hành trình hơn 24 năm của ngân hàng OCB, có thể thấy một sự cố gắng không ngừng. Đội ngũ OCB đã luôn phấn đấu nhằm đưa đến những sản phẩm tốt, nhũng lợi ích cho khách hàng của mình. Vậy thì tại sao lại bị tố lừa đảo và tin đồn bị bắt?

Chắc chắn không có lửa thì sẽ không có khói. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan nhất. Cùng tìm hiểu vấn đề nhé.

Khách hàng tố OCB lừa đảo cho vay tín chấp

Trong những năm qua, OCB luôn cố gắng đẩy mạnh, phát triển mảng cho vay tín chấp và thế chấp. Những hình thức vay vốn tại OCB luôn được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng OCB đang cố tình lừa đảo khách hàng.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc khách hàng chưa hiểu rõ về các khoản vay. Ngoài ra, cũng do nhân viên ngân hàng tư vấn không được thấu đáo. Có thể tóm gọn trong các nguyên nhân sau:

Không tìm hiểu rõ về sản phẩm

Khi vay thế chấp, khách hàng sẽ đem tài sản mình đang sở hữu ra để thế chấp cho ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ định giá tài sản và đưa ra hạn mức vay phù hợp.

Thông thường khoản vay sẽ được tính tương đương 70 – 80% giá trị tài sản để đề phòng rủi ro. Điều này khiến khách hàng không hài lòng và cho rằng ngân hàng lừa đảo.

Với gói vay tín chấp, không yêu cầu tài sản đảm bảo. Điều này tạo cơ hội cho nhiều khách hàng được vay tiền, thoải mái chi dụng. Tuy nhiên, bù lại thì lãi suất vay tín chấp cao hơn các gói vay thông thường. Nhiều khách hàng do không hiểu rõ về sản phẩm vay nên kết luận OCB lừa đảo.

Không hiểu về cách tính lãi suất

Hiện nay, các ngân hàng đều áp dụng 2 cách tính lãi suất vay vốn:

  • Lãi suất tính theo dư nợ gốc
  • Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần

Thông thường, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng theo cách tính lãi suất dư nợ gốc cho khách hàng dễ hình dung. Nhưng trên thực tế là áp dụng lãi suất theo dư nợ giảm dần.

Thật ra 2 cách tính lãi này đều cho ra kết quả giống nhau. Tuy nhiên, những tháng đầu tiên, số tiền lại rất cao khiến khách hàng nghĩ rằng OCB lừa đảo. Vậy là do không hiểu rõ về cách tính lãi nên dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

Chủ quan trong quá trình đọc và ký hợp đồng

Đây là thiếu sót không chỉ của khách hàng vay vốn mà cả những khách hàng thuộc các lĩnh vực khác. Khi nhân viên đưa hợp đồng để ký thường không đọc các điều khoản mà ký luôn.

Điều này dẫn đến các tranh cãi về sau. Khi có vấn đề gì phát sinh trong quá trình vay, nhất là khi thanh toán khoản vay, thường dẫn đến bất đồng, cự cãi. Do đó, tốt nhất là khách hàng nên tham khảo tất cả các mục trong hợp đồng. Nghiên cứu thật kỹ các điều khoản, nếu có gì không rõ phải hỏi nhân viên tư vấn ngay.

Khách hàng tố nhân viên thái độ không tốt

Có nhiều đánh giá, review ngân hàng OCB rất tốt. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng nhân viên ngân hàng OCB không được đào tạo kỹ, thiếu chuyên nghiệp, thái độ không tôn trọng khách hàng.

Với những đánh giá này, ngân hàng OCB cần xem xét lại bộ phận nhân viên của mình. Đừng để con sâu làm rầu nồi canh.

Thật sự, nếu nhân viên nhiệt tình tư vấn thì sẽ không có chuyện khách không hiểu rõ về sản phẩm hoặc lãi suất. Nhân viên tư vấn làm hợp đồng cho khách nên giải thích cặn kẽ cho khách. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào thì nên giúp khách làm rõ trước khi ký hợp đồng.

Ngoài ra, khách hàng cũng phàn nàn thái độ nhân viên khi được gọi điện nhờ tư vấn, khiếu nại. Điều này thật sự làm xấu bộ mặt chung của ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít nhân viên trong toàn bộ đội ngũ của OCB. Khách hàng không nên đánh đồng tất cả. Bởi vì vẫn còn rất nhiều nhân viên nhiệt tình, yêu nghề và có tâm với công việc.

Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng OCB

Trong suốt những năm qua, OCB luôn hoạt động trên phương châm: lấy khách hàng làm trọng tâm. Ngân hàng luôn nghiên cứu và nỗ lực cho ra đời những sản phẩm tài chính phù hợp với khách hàng. OCB tập trung phát triển mạnh các dịch vụ:

  • Tiền gửi tiết kiệm
  • Vay vốn ngân hàng
  • Thẻ ngân hàng

Các sản phẩm của OCB luôn được chú trọng và nâng cao để đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.

Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm

Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại OCB đa dạng với nhiều kỳ hạn. Cùng với đó là mức lãi suất hấp dẫn và cách trả lãi linh hoạt. Những ưu điểm nổi bật khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng OCB có thể kể đến như:

  • Đảm bảo an toàn, bảo mật tiền gửi trong suốt thời gian gửi tiền
  • Linh hoạt điểm gửi và rút tiền trên toàn quốc
  • Có thể dùng sổ tiết kiệm để vay thế chấp tại ngân hàng OCB và các tổ chức tín dụng khác
  • Lãi suất sẽ được ngân hàng chủ động liên hệ và chuyển vào tài khoản ngân hàng của khách khi đến hạn
  • Có thể dùng sổ tiết kiệm OCB để chứng minh tài chính. Khi khách hàng muốn xin Visa hoặc đóng tiền học phí tại nước ngoài thì có sổ tiết kiệm OCB sẽ dễ dàng hơn.

Dịch vụ vay vốn

Các gói vay vốn của ngân hàng OCB luôn đa dạng và không ngừng nâng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặt tiêu chí khách hàng là trọng tâm, OCB luôn đưa ra những mức lãi suất tốt nhất cho khách hàng. Bạn có nên vay tiền tại ngân hàng OCB không?

  • Ngân hàng OCB luôn đa dạng các gói vay phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng
  • Thủ tục vay đơn giản, giải ngân nhanh chóng
  • Hạn mức vay cao, thời gian thanh toán khoản vay linh hoạt
  • Luôn hỗ trợ lãi suất tốt nhất và linh hoạt cách trả lãi

Cùng xem qua một số gói vay vốn tại ngân hàng OCB mà bạn có thể tham khảo trước khi vay.

Gói vay Top – up tín chấp

Top – up là gói vay tín chấp giúp khách hàng chủ động chi tiêu. Không cần thế chấp nhưng hạn mức vay lên đến 200 triệu đồng. Bạn sẽ được thoải mái hơn trong chi tiêu, sinh hoạt gia đình, bản thân.

Thời hạn vay cho gói vay Top – up lên đến 60 tháng. Ngoài ra mọi thủ tục, hồ sơ cũng rất đơn giản, giải quyết nhanh chóng.

Gói vay tín chấp COM – B

Đây là hình thức vay đơn giản, áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng. Điều kiện khá dễ dàng. Khách hàng muốn vay chỉ cần chứng minh thu nhập từ 2 triệu đồng/ tháng. Hạn mức vay có thể từ 10 – 70 triệu đồng và đặc biệt không cần thế chấp tài sản gì.

Mức lãi suất ưu đãi từ 1,67 –  2,92%/ năm. Thời gian thanh toán cho gói vay này linh hoạt từ 6 đến 36 tháng.

Gói vay mua bất động sản

Gói vay mua bất động sản này dành cho những khách hàng đang có nhu cầu mua đất, chuyển nhượng và quyền sử dụng đất. Bạn có thể vay 100% giá trị tài sản, tối thiểu 50 triệu đồng.

Thời hạn vay cho gói này được OCB hỗ trợ lên đến 20 năm với phương thứ giải ngân linh hoạt. Khách hàng sẽ được nhân viên hướng dẫn chi tiết mọi vấn đề khi làm hợp đồng.

Dịch vụ, sản phẩm thẻ

Hai loại thẻ chính tại ngân hàng OCB do OCB phát hành và quản lý là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Tùy theo nhu cầu cá nhân, khách hàng có thể đến các điểm giao dịch, chi nhánh của OCB để đăng ký mở thẻ.

Hiện nay, thủ tục mở thẻ tại các ngân hàng dường như đều rất đơn giản, nhanh gọn. Ngân hàng OCB cũng không ngoại lệ. Đặc biệt với thẻ ghi nợ, chỉ cần xuất trình CMND hoặc thẻ CCCD là đã đủ điều kiện mở thẻ.

Danh sách các loại thẻ ngân hàng do OCB phát hành gồm:

Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ
  • Thẻ OCB hạng Platinum
  • Thẻ liên kết OCB – TTC Hospitality
  • Thẻ đặc quyền dành cho khách hàng ưu tiên OCB
  • Thẻ OCB JCB Platinum Thẻ OCB JCB hạng chuẩn
  • Thẻ nội địa OCB Cash Card
  • Thẻ OCB JCB hạng vàng
  • Thẻ OCB hạng chuẩn
  • Thẻ OCB JCB
  • Thẻ đồng thương hiệu
  • Thẻ ghi nợ quốc tế OCB
  • Thẻ OCB BHD Star
  • Thẻ ghi nợ OCB Lucky

Câu trả lời cho OCB là gì đã được bài viết truyền tải đến bạn một cách đầy đủ nhất. Việc tìm hiểu sâu về một ngân hàng trước khi đến giao dịch là rất cần thiết. Nếu bạn muốn mở thẻ ngân hàng OCB hoặc tìm hiểu thêm thông tin ngân hàng khác, đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi nhé.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *