Trong thời kỳ xuất – nhập khẩu ngày càng phát triển, việc áp dụng quy trình thanh toán LC rất quan trọng giúp giảm rủi ro và tăng tính minh bạch cho giao dịch quốc tế. Vậy bạn đã nắm rõ quy trình thanh toán LC là gì chưa? Hãy cùng Nganhangnongthon.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Quy trình thanh toán LC là gì?
Quy trình thanh toán LC (Letter of Credit) là phương thức tín dụng chứng từ đang được áp dụng phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế. Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi tối đa cho bên bán và bên mua.
Theo đó, LC (Thư tín dụng) là loại thư mà chính ngân hàng phát hành dựa theo yêu cầu của bên mua hàng. Qua đó, cam kết với bên bán về việc thanh toán một khoản tiền cụ thể trong thời gian nhất định sau khi bên bán xuất trình đúng các chứng từ hợp lệ, cũng như đáp ứng các điều khoản và điều kiện về LC.
Hiểu đơn giản, LC như một thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Bởi các đối tác ký kết hợp đồng thường đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên luôn không có sự tin tưởng lẫn nhau, thanh toán LC sẽ giúp hai bên yên tâm về quyền lợi của chính mình.
Các đối tượng tham gia LC gồm những ai?
Tham gia LC sẽ gồm có các đối tượng sau:
- Người xuất khẩu (Seller): Thuộc bên bán hàng, hay còn gọi Người thị hưởng trong LC. Đối tượng này cung cấp hàng hoá/ dịch vụ cho Người nhập khẩu, đồng thời hưởng lợi ích thanh toán từ LC.
- Người nhập khẩu (Buyer): Thuộc bên mua hàng, hay còn gọi là Người yêu cầu mở LC. Đối tượng này có nhu cầu nhập khẩu/ sử dụng hàng hoá từ bên xuất khẩu.
- Ngân hàng phát hành LC (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho bên Người nhập khẩu, phát hành LC theo yêu cầu bên mua hàng. Đồng thời, cam kết trong việc thanh toán cho Người xuất khẩu khi đáp ứng các điều kiện trong LC.
- Ngân hàng thông báo LC (Advising bank): Là ngân hàng đại diện cho bên bán thông qua để thông báo cho Người xuất khẩu về việc mở LC từ phía Người nhập khẩu. Ngân hàng này có trách nhiệm xác nhận tính hợp lệ của LC và gửi thông báo đến Người xuất khẩu.
>>> Đọc thêm: Cách thanh toán thẻ tín dụng HSBC nhanh chóng, an toàn
Quy trình thanh toán LC chi tiết nhất
Quy trình thanh toán LC hiện nay được thực hiện trong các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, Người nhập khẩu sẽ gửi đơn yêu cầu mở LC tới Ngân hàng phát hành.
- Bước 2: Ngân hàng phát hành sẽ xem xét các yêu cầu, nếu đáp ứng các điều kiện mở LC sẽ gửi LC đến Ngân hàng thông báo để chuyển đến Người xuất khẩu. (Lưu ý: Ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý với Ngân hàng phát hành để đảm bảo tính hợp lệ của LC).
- Bước 3: Sau khi Ngân hàng thông báo kiểm tra LC hợp lệ sẽ gửi bản gốc LC cho Người xuất khẩu. Lúc này, bên người bán được quyền kiểm tra và chỉnh sửa LC (nếu cần).
- Bước 4: Sau khi kiểm tra xong, bên Người bán sẽ gửi hàng cho bên Nhập khẩu.
- Bước 5: Khi hàng được giao thành công, bên Xuất khẩu sẽ cung cấp các chứng từ hợp lệ và thông báo yêu cầu thanh toán đến Ngân hàng thông báo.
- Bước 6: Khi Ngân hàng thông báo nhận được các chứng từ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ này (Bộ chứng từ cần đáp ứng quy định UCP và ISBP).
- Bước 7: Nếu các chứng từ hợp lệ, Ngân hàng thông báo sẽ gửi chúng đến Ngân hàng phát hành để được kiểm tra một lần nữa. Đồng thời, Ngân hàng phát hành sẽ thông báo kết quả đến Ngân hàng thông báo.
- Bước 8: Bộ chứng từ sẽ do bên Ngân hàng phát hành nắm giữ. Trường hợp có sai sót, Ngân hàng thông báo sẽ yêu cầu và Ngân hàng phát hành có trách nhiệm chỉnh sửa.
- Bước 9: Lúc này, Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho Người xuất khẩu và tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng.
- Bước 10: Ngân hàng phát hành thông báo thanh toán cho Người nhập khẩu.
- Bước 11: Người nhập khẩu chuyển tiền vào ngân hàng phát hành LC để hoàn tất việc thanh toán.
>>> Xem ngay: Top 6 cổng thanh toán quốc tế tại Việt Nam tích hợp web Logistics, Order
Những lưu ý khi thanh toán LC cần biết
Trong quá trình thanh toán LC bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của chứng từ khớp với LC.
- Là bên nhập hàng bạn cần kiểm tra hàng hoá có đúng chất lượng hay không. Bởi ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ mà không chịu trách nhiệm với hàng hoá liên quan.
- Khi mở LC bên mua sẽ phải ký quỹ một số tiền nhất định tại ngân hàng (số tiền có thể lên tới 100% giá trị hợp đồng).
- Trong trường hợp phát hiện bộ chứng từ có gì sai sót, Ngân hàng mở LC sẽ từ chối thanh toán. Lúc này, yêu cầu sẽ được giải quyết như sau:
- Bên bán cam kết miệng với ngân hàng để nhận thanh toán (áp dụng khi tự tín nhiệm giữa ngân hàng và bên bán).
- Bên bán viết thư cam kết bồi thường.
- Bên bán liên hệ ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
- Bên bán đổi sang phương thức nhờ thu.
Bài viết vừa cập nhật đầy đủ quy trình thanh toán LC và những lưu ý trong quá trình thực hiện cần biết. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về hình thức thanh toán bằng LC này, cũng như có một quy trình thực hiện an toàn, đảm bảo các quyền lợi.