Ngân hàng điện tử hiện nay đã trở nên khá phổ biến đối với người dùng. Bởi vì nhiều tính năng nổi bật cũng như các lợi ích của nó mà rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng dịch vụ này.
Bài viết sau đây, nganhangnongthon sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ngân hàng điện tử e-Banking là gì?” Hãy cùng tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé!
Ngân hàng điện tử (e-Banking) là gì?
Ngân hàng điện tử hay e-Banking là dịch vụ của ngân hàng đưa ra nhằm tạo điều kiện tối đa cho những khách hàng của mình để kiểm tra thông tin tài khoản, giao dịch thông qua hình thức online mà không cần trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng.
Để sử dụng ngân hàng điện tử khách hàng chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối mạng là có thể trải nghiệm nhiều tính năng nổi bật của dịch vụ này.
Tính năng của ngân hàng điện tử e-Banking
Sau đây là một số tính năng quan trọng của ngân hàng điện tử e-Banking:
- Chuyển tiền miễn phí trong và ngoài hệ thống các ngân hàng, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền ủng hộ cho các tổ chức từ thiện, chuyển tiền bằng mã QR,…
- Gửi tiền, rút tiền online với lãi suất hấp dẫn.
- Hỗ trợ thanh toán các loại hóa đơn như: tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, cước ADSL, vé máy bay, nạp tiền điện thoại tất cả các mạng viễn thông tại Việt Nam, nộp thuế, nạp ví điện tử Momo, Shopee Pay, Truemoney, Zalo Pay, Moca,…
- Mua/ bán ngoại tệ online, không cần phải đến quầy giao dịch/ chi nhánh như trước đây.
- Giúp tra cứu thông tin về: tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, tiền vay, truy vấn thông tin thẻ tín dụng, tỷ giá, lãi suất, địa chỉ ATM/ chi nhánh ngân hàng,…
- Dịch vụ chuyển tiền định kỳ, thanh toán hóa đơn định kỳ.
- Dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn, vé xe, vé tàu, vé xem phim, mua sắm,…
- Hỗ trợ đăng ký trực tuyến bằng định danh xác thực e-KYC.
- Cá nhân hóa người dùng, đồng nhất 1 trên đăng nhập 1 mật khẩu.
- Cung cấp hệ sinh thái dịch vụ/ sản phẩm đa dạng.
- Khách hàng chủ động cài đặt: hạn mức giao dịch, phương thức xác thực, đăng nhập, ngôn ngữ, bảo mật,….
Ưu nhược điểm của ngân hàng điện tử
Ưu điểm của ngân hàng điện tử e-Banking
➤ Nhanh chóng, thuận tiện
Khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử e-Banking sẽ không cần phải di chuyển đến chi nhánh/ quầy giao dịch ngân hàng để giao dịch như trước đây nữa. Thay vào đó, khách hàng có thể thực hiện hầu hết những giao dịch trên điện thoại di động với e-Banking.
➤ Đa dạng chức năng giao dịch
Ngân hàng điện tử không chỉ dừng lại ở việc rút/ nộp, chuyển tiền mà nó còn hỗ trợ khách hàng thực hiện những thanh toán khác như: hóa đơn điện, nước, mạng viễn thông, nạp thẻ điện thoại, mua sắm,…
➤ Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu
Chính việc có thể thao tác bất cứ đâu mà nó giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều về công sức di chuyển, thời gian đợi mỗi lần thực hiện giao dịch. Ngoài ra, khi không cần đến quầy giao dịch thì ngân hàng cũng giảm bớt những chi phí phải trả, góp phần tăng doanh thu.
➤ Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh
Với những khách hàng sinh sống ở khu vực xa, ít chi nhánh ngân hàng thì việc sử dụng ngân hàng điện tử sẽ giúp mọi người tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng dễ hàng hơn.
➤ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Chính nhờ sự phát triển của ngân hàng điện tử nên ngân hàng sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình.
➤ Rút ngắn thời gian giao dịch
Thay vì ngồi đợi đến lượt tại quầy giao dịch ngân hàng thì nay sử dụng e-Banking sẽ rút ngắn được thời gian giao dịch chỉ sau vài phút. Cho dù khách hàng cần giao dịch vào cuối tuần, lễ tết đều vẫn thực hiện được.
➤ Tiết kiệm tối đa chi phí
So với giao dịch tại ngân hàng truyền thống thì khi thực hiện tại e-Banking bạn sẽ được miễn giảm nhiều chi phí, thậm chí gửi tiết kiệm còn được lãi suất cao hơn.
➤ Thuận lợi quản lý thông tin tài khoản
Với ngân hàng điện tử khách hàng sẽ dễ dàng truy cứu thông tin cá nhân, kiểm tra số dư, thông tin chuyển khoản, in sao kê bất cứ lúc nào có nhu cầu.
Nhược điểm của ngân hàng điện tử e-Banking
Bên cạnh nhiều ưu điểm kể trên thì ngân hàng điện tử e-Banking vẫn còn một số những rủi ro như sau:
- Trường hợp khách hàng không cẩn thận trong quá trình sử dụng dễ bị hacker ăn cắp thông tin đăng nhập, mật khẩu.
- Thông tin tài khoản dễ bị rò rỉ trên nền tảng internet.
- Một số ngân hàng vẫn chưa tạo được trải nghiệm người dùng tốt, vẫn còn xuất hiện một số lỗi gây gián đoạn quá trình giao dịch.
- Phụ thuộc vào internet, nếu tốc độ đường truyền tốt thì truy cập nhanh chóng nhưng ngược lại đường truyền kém thì người dùng không thể sử dụng dịch vụ nhanh chóng được.
Các dịch vụ của ngân hàng điện tử e-Banking
Ngân hàng điện tử e-Banking có 4 dịch vụ phổ biến được nhiều khách hàng yêu thích và chọn lựa nhất là:
Internet Banking
Internet Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng truy cập vào ứng dụng và thực hiện những giao dịch như: truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm online,…
Cách thức hoạt động của dịch vụ này chủ yếu nhờ vào việc kết nối mạng internet với điện thoại.
Mobile Banking
Mobile Banking hay còn gọi là ngân hàng di động. Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch tài chính trên điện thoại/ máy tính bảng.
Mobile Banking cũng cung cấp nhiều tính năng tương tự Internet Banking như: thông báo biến động số dư tài khoản, chuyển khoản, nạp tiền, thanh toán thẻ tín dụng,….
Nhìn chung, dịch vụ này có nhiều lợi thế hơn Internet Banking. Bởi vì ngày nay mọi người sử dụng điện thoại di động nhiều hơn.
Ngoài ra, Mobile Banking tích hợp nhiều tính năng siêu việt như: quét camera để thanh toán QR; đăng nhập bằng vân tay hay Face ID; thông báo biến động số dư 24/7 bằng SMS hoặc ngay trên ứng dụng,…
SMS Banking
SMS Banking cũng là dịch vụ của ngân hàng điện tử. Tuy nhiên dịch vụ này không phải tải app về dùng mà hệ thống ngân hàng sẽ tiến hành gửi thông báo về biến động số dư qua tin nhắn SMS trên điện thoại.
Một số tính năng nổi bật khác của SMS Banking như: hỗ trợ khách hàng truy vấn thông tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán,…. bằng cách thực hiện theo cú pháp quy định của mỗi ngân hàng đưa ra.
Phone Banking
Phone Banking là dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra và thực hiện những thay đổi thông qua đầu số trên điện thoại.
Lưu ý, Khách hàng chỉ có thể sử dụng số điện thoại đã đăng ký mở tài khoản để gọi vào hotline ngân hàng tra cứu các thông tin như: truy vấn tài khoản, kê khai giao dịch, thanh toán, chuyển tiền, tư vấn dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng và giải đáp thắc mắc, khiếu nại,….
Cách đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử
Điều kiện và thủ tục đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử e-Banking
- Là công dân Việt Nam hiện đang học tập và làm việc trong nước. Hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.
- Người từ 18 tuổi trở lên.
- Có giấy tờ tùy thân như cmnd/cccd/ hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng.
Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký dịch vụ e-Banking
Hiện nay có nhiều cách để khách hàng có thể đăng ký ngân hàng điện tử e-Banking. Sau đây là 3 cách phổ biến nhất, mọi người có thể tham khảo thêm.
▬ Cách 1: Đến quầy giao dịch/ chi nhánh của ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ đăng ký dịch vụ e-Banking.
▬ Cách 2: Đăng ký dịch vụ trực tuyến trên website chính của ngân hàng. Tuy nhiên, với cách này chỉ thực hiện được khi bạn đã có tài khoản của ngân hàng trước đó.
▬ Cách 3: Đăng ký dịch vụ e-Banking trên app ngân hàng bằng phương pháp định danh điện tử eKYC.
Cụ thể hướng dẫn đăng ký e-banking theo cách này như sau:
- Bước 1: Bạn tải ứng dụng ngân hàng điện tử từ kho ứng dụng CH Play/ App Store.
- Bước 2: Mở ứng dụng > bấm “Đăng ký” để bắt đầu đăng ký tạo tài khoản > chọn “Đăng ký cho khách hàng chưa có thông tin tài khoản”.
- Bước 3: Nhập số điện thoại để đăng ký dịch vụ, loại giấy tờ tùy thân để đăng ký.
- Bước 4: Chụp mặt trước và sau của giấy tờ tùy thân > bấm “Xác nhận”.
- Bước 5: Thực hiện quét khuôn mặt. Sau khi bạn thực hiện sẽ xuất hiện thông tin cá nhân của khách hàng, để đảm bảo mọi người hãy đọc và đối chiếu khớp với giấy tờ tùy thân > bấm “Tiếp tục”.
- Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin > nhập mã OTP để xác thực.
- Bước 7: Hoàn thành thao tác đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử.
Danh sách các ngân hàng điện tử phổ biến nhất
Sau đây là danh sách các ngân hàng điện tử phổ biến hiện nay:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: BIDV SmartBanking
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam: F@st Mobile
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: VCB Digibank
- Ngân hàng Quân đội: MB Bank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng: VPBank NEO
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong: TPBank Mobile
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam: MyVIB
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam: VietinBank iPay
- …..
Những câu hỏi thường gặp về Ngân hàng điện tử (e-Banking)
Sử dụng e-banking có an toàn không?
Như những gì đã trình bày ở trên thì e-Banking là dịch vụ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng như:
- Đơn giản, dễ sử dụng, giao diện thân thiện.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí cho cả khách hàng và phía ngân hàng.
- Khách hàng có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi bằng thiết bị có kết nối mạng.
- Mọi giao dịch đều thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
- Giúp người dùng dễ dàng theo dõi các hoạt động, thông tin của tài khoản mình.
- Độ bảo mật cao, 2 – 3 lớp an toàn nên khó có thể hacker tấn công được vào tài khoản.
Ngoài ra, để tăng cường độ bảo mật thì ngân hàng còn thường xuyên nâng cấp vào bảo trì hệ thống định kỳ nữa. Do đó, mọi người có thể an tâm khi cài đặt và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Phân biệt Internet Banking, Mobile Banking và SMS Banking?
Internet Banking, Mobile Banking hay SMS Banking đều là dịch vụ trong ngân hàng điện tử e-Banking. Để dễ phân biệt hơn thì mọi người có thể xem qua bảng tóm tắt chức năng chính của 3 dịch vụ này dưới đây.
Internet Banking | Mobile Banking | SMS Banking |
|
|
Thông báo các giao dịch, số dư qua tin nhắn điện thoại |
Nên sử dụng Internet Banking hay Mobile Banking?
Internet Banking và Mobile Banking đều cung cấp những tính năng gần như giống nhau. Tuy nhiên mỗi dịch vụ sẽ mang đến những lợi ích và hạn chế khác nhau.
Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người mà bạn có thể đưa ra lựa chọn nên dùng dịch vụ nào.
Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử e-Banking
Để quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử e-Banking diễn ra thuận lợi hơn thì mọi người có thể tham khảo một số những lưu ý như sau:
- E-banking là nơi chứa đựng những thông tin về ngân hàng, tài sản của bạn nên tăng cường mức độ an toàn và bảo mật bằng nhiều cách.
- Nên tự nhập địa chỉ website vào trình duyệt, tránh click và những đường link có sẵn trên mạng.
- Nên tạo mật khẩu theo quy tắc ngân hàng đề xuất, thay đổi định kỳ 3 tháng 1 lần và không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng cho người khác biết.
- Sau khi thực hiện xong hãy thoát khỏi ứng dụng.
- Nên sử dụng phần mềm diệt virus để tránh bị đánh cắp thông tin.
- Nên đăng ký thêm dịch vụ SMS banking để kịp thời nhận thông báo khi có sự biến động tài khoản.
- Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP cho bất cứ ai kể cả người thân/ bạn bè.
- Không nên lưu lại thông tin đăng nhập trên trình duyệt web.
Xem thêm: Số tài khoản VETC là gì
Như vậy bài viết trên đây, nganhangnongthon đã giải đáp đến bạn “Ngân hàng điện tử (e-Banking) là gì?” và những thông tin chung về dịch vụ này.
Nếu bạn đang có dự định mở tài khoản ngân hàng để sử dụng thì nên sử dụng thêm e-Banking nhé. Chúc mọi người tải app và đăng ký dịch vụ thành công!