Phân biệt Sacombank Pay và mBanking và Biểu phí 2024
Phân biệt Sacombank Pay và mBanking và Biểu phí 2024

Phân Biệt Sacombank Pay Và MBanking Và Biểu phí 2024

Sacombank Pay và mBanking là hai tiện ích nổi bật của ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên, đến nay nhiều khách hàng vẫn còn gặp khó khăn khi phân biệt hai ứng dụng này. Bài viết sau đây, nganhangnonthon sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt Sacombank Pay và mBanking cũng như cập nhật biểu phí Sacombank Pay và mBanking 2024. Cùng theo dõi hết nội dung bên dưới nhé!

Phân biệt Sacombank Pay và Sacombank mBanking

Mặc dù nhìn sơ qua ta thấy rằng Sacombank Pay và mBanking có tính năng gần tương tự như nhau nhưng xét kỹ hơn thì 2 ứng dụng này vẫn có điểm khác nhau.

Tiêu chí so sánh Sacombank Pay  Sacombank mBanking
Đối tượng sử dụng
  • Áp dụng cho tất cả khách hàng.
  • Chấp nhận cả khách hàng Sacombank và ngân hàng khác.
  • Chấp nhận người chưa từng mở tài khoản ngân hàng.
Chỉ áp dụng cho khách hàng có tài khoản Sacombank, có đăng ký dịch vụ internet banking.
Thiết bị sử dụng Điện thoại di động có kết nối Internet. Điện thoại di động có kết nối Internet.
Cách thức đăng ký Đăng ký bằng số điện thoại và xác thực thông tin cá nhân. Đăng ký dịch vụ Mobile banking tại ngân hàng. 
Tính năng chính
  • Nạp tiền hoặc chuyển tiền vào ứng dụng bằng số điện thoại hoặc mã QR cá nhân.
  • Chức năng gần giống với ví điện tử.
  • Hỗ trợ rút tiền bằng mã QR không cần dùng thẻ ATM.
  • Thanh toán nhanh bằng mã QR.
  • Chủ động quản lý thẻ và tài khoản không cần đến ngân hàng.
  • Dễ dàng tìm các cửa hàng ẩm thực, thời trang có chấp nhận thanh toán.
  • Chuyển tiền nhanh đến các ngân hàng cùng hệ thống, khác hệ thống.
  • Chủ động tra cứu số tài khoản, số dư, tiền vay và tiền gửi tiết kiệm một cách nhanh chóng
  • Hỗ trợ rút tiền 24/7 tại cây ATM và có thể rút tiền bằng mã QR.
  • Gửi tiết kiệm online với lãi suất ưu đãi.

Biểu phí Sacombank Pay và Sacombank mBanking 2024

Biểu phí giao dịch trên ứng dụng Sacombank Pay

Sau đây là biểu phí giao dịch trên ứng dụng Sacombank Pay (áp dụng từ 1/3/2022)

Loại giao dịch Nguồn Đến  Phí dịch vụ
Chuyển tiền
  • Tài khoản Sacombank Pay
  • Tài khoản thanh toán
  • Thẻ Sacombank 
  • Tài khoản Sacombank Pay
  • Thẻ Sacombank
  • Tài khoản Sacombank 
  • Thẻ Napas ngân hàng khác
  • Tài khoản ngân hàng khác 
  • Số thẻ Visa/ Mastercard ngân hàng khác
Miễn phí
Nạp tiền (chọn nguồn tiền Sacombank đã liên kết) 
  • Tài khoản thanh toán
  • Thẻ Sacombank 
Tài khoản Sacombank Pay  Miễn phí
Nạp tiền (chọn nguồn tiền từ thẻ ngân hàng khác) 
  • Thẻ quốc tế
  • Thẻ nội địa Napas
Tài khoản Sacombank Pay 
  • Thẻ quốc tế: 2% * giá trị giao dịch + 2.000 
  • Thẻ nội địa: 0,9% * giá trị giao dịch + 1.100 
Rút tiền QR tại ATM 
  • Tài khoản Sacombank Pay
  • Thẻ Sacombank
  • Miễn phí
  • Theo biểu phí thẻ hiện hành

*Lưu ý:

  • Phí dịch vụ trên đã bao gồm VAT. 
  • Loại giao dịch chuyển tiền bao gồm giao dịch chuyển tiền, trao yêu thương, chuyển tiền QR, đồng ý giao dịch nhắc chuyển tiền/ chia hóa đơn. 

Xem thêm: Cách xoá tài khoản Sacombank pay

Biểu phí giao dịch trên ứng dụng Sacombank mBanking

Sau đây là biểu phí giao dịch trên ứng dụng ngân hàng điện tử Sacombank mBanking. Mọi người có thể tham khảo thêm.

Loại dịch vụ  Mức phí
Đăng ký dịch vụ  Miễn phí
Phí duy trì dịch vụ (tháng/người dùng) 15.000 (Không tính với khách hàng dùng chưa tròn tháng)
Phí sử dụng xác thực OTP qua SMS (/tháng/người dùng) Miễn phí
Phí sử dụng xác thực OTP qua Token/Token nâng cao (/thiết bị) 200.000 VNĐ
Phí chuyển tiền, thanh toán Miễn phí
Xác thực bằng mật khẩu giao dịch Miễn phí
Thanh toán hóa đơn Miễn phí
Chuyển tiền trong cùng hệ thống
  • Cùng thành phố: Miễn phí
  • Khác thành phố: 8.000 đồng/lần
Chuyển tiền ngoài hệ thống
  • Cùng thành phố: 0,018% * Số tiền chuyển (tối thiểu 15.000 đồng, tối đa 900.000 đồng)
  • Khác thành phố: 0,041% * Số tiền chuyển (tối thiểu 25.000 đồng, tối đa 900.000 đồng)

Những câu hỏi thường gặp về Sacombank Pay và mBanking

Nên dùng ứng dụng Sacombank Pay hay Sacombank mBanking?

Với những tính năng gần như tương tự nhau do đó nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu nên mở ứng dụng Sacombank Pay hay Sacombank mBanking. Thật ra cả hai ứng dụng sẽ có mục đích dùng khác nhau.

→Nếu tải lần cả hai ứng dụng thì rất nặng máy và dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Do đó, tùy vào nhu cầu của mình mà bạn nên lựa chọn tải và dùng một trong hai ứng dụng trên. 

Khách hàng nên dùng ứng dụng Sacombank Pay khi bạn chưa có tài khoản ngân hàng, hoặc chưa đăng ký tài khoản Sacombank. Bởi vì có chức năng gần giống với ví điện tử, nên nếu ai thường xuyên giao dịch chuyển chuyển nhận tiền, mua sắm, thanh toán hóa đơn thì có thể tải về dùng.

Dùng ứng dụng Sacombank Pay
Dùng ứng dụng Sacombank Pay

Tóm lại, Saccombank Pay phù hợp với những người chưa có ý định mở tài khoản Sacombank, muốn giao dịch miễn phí ngay tại nhà.

Ngược lại, khách hàng nên dùng ứng dụng mBanking khi bạn đã sở hữu tài khoản ngân hàng Sacombank và có đăng ký dịch vụ internet banking của ngân hàng.

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội kể trên nhưng dùng mBanking người dùng sẽ tốn nhiều chi phí dịch vụ đi kèm như: phí dịch vụ, hủy dịch vụ,  phí quản lý,… Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở sổ tiết kiệm thì nên dùng mBanking vì sẽ được hưởng lãi suất cao hơn. 

Quên mật khẩu đăng nhập Sacombank mBanking làm sao?

Nếu vô tình quên mật khẩu đăng nhập Sacombank mBanking thì mọi người hãy làm theo những bước như sau:

  • Bước 1: Tại màn hình đăng nhập vào Sacombank mBanking >nhấp chuột vào “Quên mật khẩu”.
  • Bước 2: Tại màn hình “Chi tiết người dùng” > nhập CMND/CCCD/Hộ chiếu, sau đó bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 3: Tại màn hình tiếp theo, nhập Mã xác thực (mã OTP từ mSign, SMS hoặc Token) > bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Tại màn hình “Thay đổi mật khẩu” > tạo mật khẩu mới theo tiêu chí yêu cầu của hệ thống.

Nên làm gì để bảo vệ tài khoản đăng nhập Sacombank mBanking?

Hiện nay, có nhiều kẻ cắp sử dụng những thủ đoạn tinh vi để trộm thông tin người dùng thực hiện hành vi mua bán thông tin hoặc đánh cắp tài sản.

Mọi người nên làm theo những khuyến cáo sau của ngân hàng Sacombank để bảo vệ tài khoản:

  • Tự bảo quản thông tin tên đăng nhập, mật khẩu của mình, không nên để lộ thông tin cho người khác biết.
  • Thường xuyên thay đổi mật khẩu.
  • Sau khi thực hiện giao dịch nên thoát khỏi website bằng cách nhấn nút “Đăng xuất” trên màn hình.
  • Không thực hiện chức năng tự lưu thông tin đăng nhập trên máy.

Đăng ký ứng dụng Sacombank Pay như thế nào?

Sacombank Pay là ứng dụng tài chính giúp bạn thuận tiện giao dịch, quản lý thẻ an toàn 24/7, đăng ký tài khoản/ thẻ/ vay tiêu dùng, duyệt giao dịch siêu tốc với smart OTP và nhiều tiện ích không thể bỏ qua. Chỉ cần sở hữu thiết bị iOS/Android là bạn có thể đăng ký ngay ứng dụng này. 

Hướng dẫn đăng ký Sacombank Pay như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Sacombank Pay > Đăng ký thông tin. 
  • Bước 2: Nhập mã xác thực OTP gửi đến số di động của bạn để hoàn tất.
  • Bước 3: Để đăng nhập, bạn hãy chọn 01 tính năng giao dịch bất kỳ trên ứng dụng (vd: Quản lý thẻ và tài khoản…).

*Lưu ý: Ứng dụng Sacombank Pay hỗ trợ hệ điều hành iOS 10.0 và Android 5.0 trở lên.

Cách mở tài khoản thanh toán trên Sacombank Pay?

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Sacombank Pay.
  • Bước 2: Tại màn hình chính > chọn “Mở tài khoản thanh toán”. Hoặc chọn “Giao dịch” > chọp tiếp “Mở tài khoản thanh toán”. 
  • Bước 3: Điền đầy đủ những thông tin bao gồm: Đơn vị mở, chọn số đẹp,…
  • Bước 4: Đọc điều khoản và quy định sử dụng, sau đó chọn “Tôi đã đọc và đồng ý” > chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã OTP xác thực > Hoàn tất việc mở tài khoản thanh toán.

Cách đăng ký internet banking như thế nào?

Sacombank eBanking là kênh giao dịch ngân hàng trực tuyến, bao gồm: Internet Banking (iBanking) và Mobile Banking (Sacombank mBanking).

Để sử dụng cả 2 dịch vụ trên thì bạn phải đăng ký internet banking. Hiện nay ngân hàng Sacombank chưa hỗ trợ đăng ký eBanking hình thức trực tuyến. Nếu có nhu cầu bạn hãy mang CMND/CCCD/Hộ Chiếu đến điểm giao dịch gần nhất để yêu cầu đăng ký dịch vụ.

Hạn mức giao dịch của Internet Banking là bao nhiêu?

Thông tin hạn mức giao dịch của Internet Banking như sau: Giao dịch tối đa 5 tỷ đồng/ngày. Trong đó, mBanking được áp dụng tối đa 1 tỷ đồng/giao dịch & 4 tỷ đồng/ngày.

*Lưu ý: Ngoài ra, bạn nên đến điểm giao dịch gần nhất để được tư vấn/điều chỉnh hạn mức phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ Sacombank Pay và mBanking

Những lưu ý quan trọng mọi người cần đọc thêm đề đề phòng khi sử dụng cả hai dịch vụ này như sau:

  • Hãy cẩn trọng với máy tính công cộng, luôn đăng xuất tất cả tài khoản ngay sau khi sử dụng.
  • Luôn bảo vệ kỹ mật khẩu đăng nhập, không được tiết lộ với bất kỳ ai khác.
  • Tuyệt đối không được nhấn vào những đường link lạ, link spam, không truy cập vào website lạ có thể có virus.
  • Đăng ký sử dụng dịch vụ bảo mật bằng mã OTP để bảo vệ tài khoản.

Xem thêm: Cách xóa tài khoản Sacombank Pay Online

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ Sacombank Pay và mBanking. Hy vọng qua bài viết “Phân biệt Sacombank Pay và mBanking” của nganhangnongthon trên đây đã giúp bạn có thể phân biệt được hai khái niệm trên dễ dàng hơn. Chúc mọi người giao dịch thành công!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *