Bạn vẫn thường nghe đến các loại phí khi mở tài khoản ngân hàng như: phí duy trì tài khoản, phí dịch vụ sms banking,… Hàng loạt các loại phí khác nhau mà bạn sẽ phải đóng trong suốt quá trình sử dụng tài khoản/ thẻ ATM đó. Vậy bạn có biết, phí quản lý tài khoản các ngân hàng gồm những loại nào chưa? Nếu chưa, hãy xem ngay bài viết sau và ghi nhớ để chủ động cho mỗi lần mở tài khoản nhé!
1.Phí quản lý tài khoản các ngân hàng gồm những loại nào?
Có rất nhiều các khoản phí mà bạn bị trừ trong thời gian sử dụng tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên không phải tất cả trong số đó đều là phí quản lý tài khoản. Vậy, phí quản lý tài khoản các ngân hàng gồm những loại nào?
Phí duy trì tài khoản
Đúng như tên gọi “phí duy trì tài khoản”! ngay từ khi bạn mở tài khoản/ thẻ ATM thì cần phải đóng một khoản phí nhất định để duy trì các hoạt động giao dịch.
Thông thường, các ngân hàng sẽ quy định mức phí duy trì tài khoản là 50.000đ – 150.000đ. Số tiền này phải luôn có trong tài khoản trong suốt quá trình sử dụng. Nếu bạn muốn rút phí duy trì tài tài khoản thì đồng nghĩa với việc bạn hủy thẻ đó.
Mỗi tháng, số tiền duy trì tài khoản này có thể sẽ giảm đi. Bởi ngân hàng sẽ thanh toán một số khoản phí dịch vụ. Đương nhiên, khi trừ khoản phí nào, ngân hàng cũng sẽ thông báo với bạn qua tin nhắn sms hoặc các dịch vụ đã đăng ký khác.
Phí thường niên
Phí thường niên là khoản chi phí tiếp theo mà các ngân hàng thường áp dụng cho thẻ tín dụng. Loại phí này thường sẽ có quy định đóng theo năm, mức phí thường dao động từ 50.000đ – 200.000đ.
Mức phí thường niên cao hay thấp sẽ phụ thuộc các yếu tố như:
+ Loại thẻ mà bạn chọn mở có hạn mức và ưu đãi như thế nào.
+ Quy định của từng ngân hàng khác nhau.
Phí dịch vụ SMS Banking
Hầu hết khách hàng khi đăng ký tài khoản ngân hàng đều sẽ ưu tiên chọn dịch vụ SMS Banking. Đây chính là cách giúp bạn có thể dễ dàng quản lý tài khoản, xem biến động số dư, nhận thông báo từ phía ngân hàng,…
Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ sms banking thì bạn cũng sẽ phải chịu một mức phí nho nhỏ theo quy định của ngân hàng. Mức phí này sẽ được trừ trực tiếp vào số dư tài khoản của bạn.
Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking
Internet Banking và Mobile Banking chính là hai dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến hiện nay. Thông qua dịch vụ này, khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch bằng hình thức trực tuyến, chẳng hạn: chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn,… Chỉ cần bạn truy cập internet bằng điện thoại, laptop,… là có thể dễ dàng giao dịch mọi lúc mọi nơi.
Cũng như dịch vụ sms banking thì khi sử dụng internet banking hay mobile banking bạn sẽ phải trả phí hàng tháng. Phí cho hai dịch vụ này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng với mức cố định.
Một số loại phí ngân hàng khác bạn nên biết

Ngoài phí quản lý tài khoản thì trong quá trình sử dụng tài khoản/ thẻ ATM bạn cũng cần phải đóng thêm một số khoản phí sau:
Phí rút tiền và chuyển tiền
Khi thực hiện rút/ chuyển tiền trên cây ATM hay các ứng dụng di động thì có thể tốn phí hoặc không tốn phí tùy quy định từng ngân hàng. Thông thường, nếu bạn chuyển/ rút tiền cùng hệ thống thì sẽ miễn phí. Và nếu chuyển/ rút khác ngân hàng thì sẽ tốn từ 1000đ – 3000đ.
Xem thêm: Các loại phí chuyển tiền Vietcombank
Phí giao dịch quốc tế
Nhiều người mở tài khoản với mục đích giao dịch khi đi du lịch, công tác nước ngoài. Lúc này, bạn sẽ phải thanh toán hoặc rút tiền ở những cây ATM quốc tế. Vì thế, mỗi lần bạn thực hiện rút tiền thì sẽ phải bị trừ phí. Thông thường, mức phí này sẽ được tính từ 3% – 5% trên tổng tiền giao dịch.
Phí in sao kê
Khi bạn muốn kiểm tra số dư tài khoản, sao kê lịch sử giao dịch,… thì phải đóng phí. Đặc biệt, khi bạn in sao kê tài khoản tín dụng thì sẽ mất phí từ 20.000đ – 100.000đ (tùy từng loại thẻ). Hiện nay, các ngân hàng đã hỗ trợ sao kê với nhiều hình thức khác nhau, có thể là trên dịch vụ internet banking hoặc bằng giấy tờ chứng thực.
Ngoài ra, sẽ có một số loại phí phát sinh khác như: phí cấp lại mã pin, phí phát hành lần hai, phí phát hành thẻ phụ,…
2.Chi tiết phí duy trì tài khoản của các ngân hàng 2023
Để chủ động hơn cho việc mở tài khoản/ thẻ ATM, bạn có thể xem trước biểu phí mở tài khoản của một số ngân hàng nổi bật sau:
Ngân hàng | Phí duy trì tài khoản | Phí internet banking & Mobile banking | Phí sms banking |
Ngân hàng Vietinbank | Miễn phí | 8.000đ | 8.000đ |
Ngân hàng BIDV | 26.400đ/ năm | Miễn phí | 8.000đ |
Ngân hàng Vietcombank | 2.000đ | 10.000đ | 10.000đ |
Ngân hàng TP Bank | 5.000đ | 10.000đ | 11.000đ |
Ngân hàng VP Bank | 10.000đ | 4.000đ | 9.000đ |
Ngân hàng VIB | Miễn phí | Miễn phí | 10.000đ |
Ngân hàng ACB | Miễn phí | 9.000đ | 9.000đ |
Ngân hàng Techcombank | 50.000đ/ năm | 14.000đ | 9.900đ |
Ngân hàng Sacombank | 150.000đ/ quý | 10.000đ | 10.000đ |
Ngân hàng HD Bank | 100.000đ/ tháng | Miễn phí | 9.900đ |
3.Phí quản lý tài khoản là gì? Vì sao ngân hàng thu phí quản lý tài khoản?
Không phải tất cả các loại phí mà bạn phải đóng khi dùng tài khoản ngân hàng đều là phí quản lý tài khoản. Vậy phí quản lý tài khoản là gì?
Phí quản lý tài khoản là gì?
Phí quản lý tài khoản được hiểu là chi phí mà bạn phải trả cho ngân hàng khi đăng ký tài khoản và những dịch vụ kèm theo. Các khoản phí này thường phải đóng hằng tháng nhằm mục đích duy trì tài khoản và dịch vụ đó.
Mức phí quản lý tài khoản ít hay nhiều sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng, loại thẻ ATM mà bạn chọn mở. Nếu muốn biết phí quản lý tài khoản của thẻ bạn cần mở là bao nhiêu, hãy liên hệ đến ngân hàng đó để được tư vấn chi tiết.
Vì sao ngân hàng thu phí quản lý tài khoản?
Bạn thường thắc mắc tại sao ngân hàng lại thu các khoản phí quản lý tài khoản. Thực chất, loại phí này dùng để duy trì các dịch vụ và tài khoản đó.
Nếu trong quá trình dùng tài khoản, bạn đăng ký dịch vụ sms banking, internet banking, mobile banking,… thì ngân hàng buộc phải thu phí.
Khi mở thẻ, các ngân hàng thường yêu cầu bạn giữ lại trong thẻ 50.000đ. Đó chính là phí quản lý tài khoản. Phí này sẽ được thu hằng tháng và luôn luôn phải ở mức cố định. Nếu bạn muốn rút phí này thì đồng nghĩa với việc phải hủy tài khoản hoặc thẻ ATM đó.
4.Phí mở/đóng tài khoản ngân hàng có miễn phí không?
Để đẩy mạnh nhu cầu dịch vụ ngân hàng số, hầu hết các ngân hàng miễn phí mở tài khoản thanh toán. Khi khách hàng không còn sử dụng thì chỉ có một số ngân hàng là miễn phí dịch vụ đóng tài khoản này như Vietcombank, Agribank, TPBank, BIDV, HDBank với điều kiện phải sử dụng dịch vụ được 1 năm.
Sau đây là bảng phí đóng /mở tài khoản các ngân hàng hiện nay
Phí đóng tài khoản | Ngân hàng |
Miễn phí nếu dùng 1 năm | Vietcombank, Agribank, BIDV, HDBank, TPBank |
11.000 VNĐ | LienvietPostBank |
20.000 – 22.000 VNĐ | OceanBank, DongA Bank, OceanBank, SHB Dùng dưới 1 năm: Vietcombank, Agribank, BIDV, HDBank, TPBank |
33.000 VNĐ | ABBank, BaoViet Bank |
55.000 VNĐ | VietABank, Nam A Bank, VPBank, Vietinbank, Eximbank, VIB, SCB, Sacombank, Techcombank, NCB, MBBank Dùng dưới 1 năm: SHB |
110.000 VNĐ | Shinhan Bank Dùng dưới 1 năm: HDBank |
Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng có bị trừ tiền
Nếu bạn muốn mở tài khoản/ thẻ ATM thì nên tìm hiểu kỹ về phí quản lý tài khoản các ngân hàng. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong việc chọn ngân hàng có mức phí phù hợp, dịch vụ tốt. Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến ngân hàng mà mình định chọn.