Sự thật Tamo bị bắt, bị sập 2024 Tamo bị bắt có phải trả tiền không?
Sự thật Tamo bị bắt, bị sập 2024 Tamo bị bắt có phải trả tiền không?

Sự Thật Tamo Bị Bắt, Bị Sập 2024 Tamo Bị Bắt Có Phải Trả Tiền Không?

Mạng xã hội hiện đang bàn tán xôn xao những thông tin thực hư về ứng dụng vay tiền online, điển hình với cú giật tít “Tamo bị bắt, lừa đảo” – một app vay tiền uy tín được nhiều người lựa chọn. Vậy, sự thật Tamo bị bắt, bị sập có chính xác không. Hãy cùng Nganhangnongthon.com tìm hiểu bài viết dưới đây.

Sự thật Tamo bị bắt, bị sập có thật không?

Thời gian gần đây, nhiều app vay tiền lần lượt bị công an bắt, ngay cả ông lớn trong ngành tài chính Việt Nam đã tồn tại hơn 10 năm như F88 cũng bị điều tra. Bây giờ, hầu hết các app vay online đều đang đứng trước nguy cơ bị công an điều tra. Trên mạng xã hội rầm rộ việc app vay tiền bị bắt như Tamo bị bắt, bị sập, Doctor Đồng bị bắt… Trước những điều này, liệu Tamo bị bắt là sự thật không?

Sự thật Tamo đồng bị bắt, bị sập chính xác không?
Sự thật Tamo đồng bị bắt, bị sập chính xác không?

Để kiểm chứng thông tin này cùng điểm qua một số điểm sau:

  • Đầu tiên, lướt qua các trang báo lớn hiện nay như Báo thanh niên, Báo lao động, Báo tuổi trẻ… đều chưa xuất hiện thông tin Tamo bị bắt hoặc bị điều tra. Tamo là một app vay tiền online lớn tại Việt Nam, có lượng khách hàng truy cập đông đảo. Nếu Tamo dính về việc bị bắt hoặc bị sập thì các trang báo sẽ đưa tin đầu tiên.
  • Hai là, đi dạo vòng quanh một số hội nhóm group thấy nhiều người vay tiền Tamo thành công > Cơ sở đánh giá được Tamo chưa bị sập.
  • Thông tin về Tamo được hiển thị công khai và minh bạch trên website của công ty
  • Thử đăng ký một tài khoản vay trên app hoặc website: tamo.vn > Vẫn có thể thực hiện được, chứng tỏ Tamo vẫn chưa bị sập vẫn còn hoạt động.
  • Kiểm tra tổng đài Tamo có bị thuê bao không > may mắn là vẫn đổ chuông và hỗ trợ nhiệt tình.
  • Thêm nữa, bạn có thể truy cập vào Fanpage của Tamo thì vẫn thấy bài đăng mới nhất > nếu vậy thì Tamo bị bắt là điều không đúng.

Với các thông tin trên thì có thể nói tin đồn Tamo bị bắt, bị sập là không có căn cứ và không đúng sự thật. Mọi người khi chọn vay tại Tamo cần xác minh tin đồn trước khi khẳng định hoặc quyết định.

Tuy nhiên, mọi người nên thận trọng trong việc vay tiền online tại Tamo hoặc bất kỳ đơn vị tài chính nào. Bởi, Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc vay vốn online nên nhiều đối tượng, tổ chức dựa vào khe hở đó để lừa đảo. Với các hình thức tín dụng đen trá hình như:

  • Cho vay với lãi suất cắt cổ, không tuân theo các cam kết ban đầu.
  • App vay ảo tồn tại như app vay thường, những ai đăng ký vay đều không được giải ngân. Hoạt động chỉ để thu thập dữ liệu khách hàng.
  • App vay giải ngân không đúng số tiền: Vay xong đến khi giải ngân hàng chuyển số tiền ít so với cam kết, trong khi vẫn tính lãi suất và số tiền gốc theo hợp đồng.
  • App vay yêu cầu truy cập danh bạ, thông tin cá nhân trên điện thoại, mạng xã hội.
  • App vay tiền còn yêu cầu cung cấp tài khoản iCloud, nếu vay không trả sẽ bị tìm đến nơi hoặc bị khóa điện thoại.
  • Bị tính các phí ẩn không hay biết, chi phí này không được công khai minh bạch
  • Tự động gia hạn khoản vay lần 2 khi khách hàng không yêu cầu hoặc ngừng vay vốn tại đây.
  • Các gói vay ngắn hạn bị đòi nợ nhanh chóng bằng cách đòi nợ kiểu giang hồ, hù dọa…

Không chỉ Tamo, bất kỳ đơn vị tài chính cho vay nào khi khách hàng có đủ bằng chứng tố cáo lừa đảo tại cơ quan chức năng, công an thì chắc chắn công an sẽ can thiệp bắt và điều tra. Tất nhiên, lúc đó thông tin bị bắt, điều tra sẽ được đưa thẳng ngay lập tức lên các trang báo chính thống về tội phạm và án phạt từ Chính phủ.

Tamo bị bắt có phải trả tiền không?

Nhiều người mong chờ vay app vay tiền Tamo bị bắt, bị sập để không phải trả tiền và sự thật cũng đúng vậy. Nhiều người đi vay bỗng nhiên được xóa nợ không rõ nguyên nhân, khi truy cập tài khoản vay thì đã bị vô hiệu hóa. Đó là các app đã bị sập hoặc bị bắt do lừa đảo.

Nhưng hiện tại, đa số các app đều tiến hành đòi nợ gấp. Một số app ngừng hoạt động vẫn yêu cầu thanh toán. Bắt buộc bạn phải trả đúng cả tiền gốc và lãi cho công ty theo cam kết ban đầu. Trường hợp, app và công ty cho vay bị công an bắt hoặc bị sập thì khách hàng vẫn phải trả nợ cho phía công an để làm tang vật cho vụ án. Khi trả đủ khoản vay gốc + lãi thì mới vô hiệu hóa khoản vay.

Nguyên nhân tin đồn Tamo bị bắt, bị sập

Với những chia sẻ trên thì có thể thấy được Tamo bị công an bắt chỉ là tin đồn, không phải sự thật. Và nguyên nhân dẫn đến tin đồn này có thể là do:

Bị công an điều tra thật sự

Vào khoảng tháng 4/2023, công an vào cuộc điều tra Tamo về việc liên quan vụ “cho vay nặng lãi từ 3 công ty liên kết”. Theo đó, công ty cho vay với lãi suất cao lên tới 1.379,7%/ năm, gấp 20 lần đến 68 lần mức lãi suất cao nhất cho phép theo quy định của bộ luật Dân sự.

Nguyên nhân Tamo đồng bị bắt, bị sập
Nguyên nhân Tamo đồng bị bắt, bị sập

Tuy nhiên, thông tin Tamo bị bắt, bị sập ngừng hoạt động thì chưa thể khẳng định. Bởi, không chỉ Tamo mà bất kỳ đơn vị tài chính nào trong quá trình hoạt động đều có sự giám sát của Nhà nước và Pháp luật Việt Nam. Mỗi năm/mỗi quý thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, kê khai. Nếu thấy có dấu hiệu và các chứng cứ tín dụng đen, lừa đảo thì công an sẽ can thiệp điều tra và bắt.

Tamo truy cập danh bạ, gọi điện làm phiền

Sẽ không có chuyện Tamo tự ý truy cập danh bạ, gọi điện làm phiền người tham chiếu nếu khách hàng không thực hiện đúng điều khoản. Trường hợp khách nợ quá hạn thì phía nhân viên gọi điện nhắn nhở và thông báo khách hàng.

>> Tham khảo: Cách chặn các web app vay tiền truy cập danh bạ

Thanh toán trước hạn vẫn tính phí

Không chỉ Tamo mà bất kỳ đơn vị tài chính nào cũng đều tính phí khi thanh toán trước hạn. Quy định được nêu rõ trong hợp đồng vay vốn nhưng khách hàng chưa đọc rõ hoặc vội bỏ qua nên cho rằng Tamo lừa đảo.

Phí thanh toán trước hạn gọi là phí tất toán hoặc phí vi phạm hợp đồng. Mức phí này được Tamo quy định 5% trên tổng tiền nợ gốc. Đây được xem là mức phí phạt đúng quy định. Bởi vì mức phí này, khách hàng không đọc rõ nắm kỹ mà vội cho rằng Tamo lừa đảo.

Thanh toán trễ kỳ hạn

Tất nhiên khi đến hạn thanh toán phải tất toán khoản vay ngay. Tuy nhiên, khách hàng không có khả năng chi trả dẫn đến tình trạng kéo dài. Lúc này, tiền phạt được tính thêm khiến khách hàng bất ngờ với tổng số tiền họ phải trả cao so với dự kiến. Vì vậy, cho rằng Tamo sử dụng thủ đoạn gian lận.

Đóng đúng hạn nhưng vẫn tính phí

Theo đó, khách hàng thanh toán khoản vay sát ngày và gặp lỗi. Về lỗi này có thể từ phía hệ thống ngân hàng chuyển khoản dẫn đến việc tiền chuyển đến đơn vị cho vay quá hạn. Nếu thanh toán tiền vượt qua thời gian cho vay thì Tamo sẽ quy định là thanh toán trễ và sẽ tính phí phạt.

Bị kẻ xấu lợi dụng

Đây chính là lý do khiến Tamo bị đồn bị bắt và bị sập. Với thị trường hiện nay, nhiều công ty cho vay tiền online mọc lên như nấm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết, nhiều khách hàng đã trở thành con mồi cho những kẻ mạo danh nhân viên Tamo lừa đảo vay vốn với lãi suất cắt cổ hoặc chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, các đối thủ muốn hạ bệ sự uy tín của Tamo để đưa ra tin thất thiệt về công ty.

Sự chủ quan không tìm hiểu kỹ đơn vị cho vay khiến bạn mất tiền oan uổng. Đặc biệt, nếu thông tin cá nhân giấy tờ bị mất hết sức nguy hiểm.

Bị làm phiền, bôi xấu lên mạng xã hội

Không chỉ Tamo, tất cả các đơn vị cho vay tiền online đều áp dụng cách này khi khách hàng thanh toán quá hạn hoặc bùng nợ. Chính điều này khiến khách hàng không hài lòng và cho rằng Tamo lừa đảo, hăm dọa khách hàng.

Bị làm phiền, bôi xấu lên mạng xã hội
Bị làm phiền, bôi xấu lên mạng xã hội

Thậm chí, nhiều nhân viên còn sử dụng lời lẽ thô tục, dọa nạt đòi nợ. Thậm chí, liên hệ người thân bạn bè khách hàng làm phiền. Tất nhiên, khi xảy ra trường hợp này khách hàng có thể nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.

Tamo có cho vay nặng lãi không? Có phải là tín dụng đen?

Tamo là một nền tảng cho vay tiền online 24/7. Bất cứ ai có nhu cầu đột xuất về tài chính đều có thể liên hệ với Tamo. Đơn vị hoạt động dưới sự quản lý và giám sát bởi Công ty TNHH Sofi Solutions. Bất kỳ tổ chức tài chính nào đều trải qua giai đoạn hoài nghi của khách hàng, bởi kênh vay tiền rủi ro cao. Do đó, việc hoài nghi Tamo cho vay nặng lãi, tín dụng đen là chuyện bình thường.

Tamo có cho vay nặng lãi không?
Tamo có cho vay nặng lãi không?

Tuy nhiên, vấn đề Tamo cho vay nặng lãi là điều gây nhiều tranh cãi. Bởi:

  • Tamo cung cấp gói vay với hạn mức tối đa 7 triệu đồng
  • Lãi suất cho vay đang áp dụng 12 – 20%/năm
  • Thông tin công ty, website, tổng đài, ứng dụng… công khai minh bạch, rõ ràng.
  • Được cấp phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp lần đầu năm 2015.

Nhưng lại dính các phản hồi tiêu cực từ khách hàng như:

  1. Lãi suất cao, tính phí ẩn
  2. Bị đòi nợ với hình thức giang hồ, thô bạo
  3. Truy cập danh bạ, quấy rối người thân
  4. Bị công an điều tra liên quan vụ cho vay lãi suất cao

Lưu ý: Muốn không bị sập bẫy vay tiền cần:

  • Cân nhắc chọn gói vay phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ.
  • Đọc và tìm hiểu kỹ chính sách vay
  • Thực hiện đăng ký vay trên website chính thức hoặc app Tamo
  • Tham khảo xem có phí phát sinh thêm không
  • Đọc thật nhiều báo, thông tin về app vay tiền online
  • Có kế hoạch tài chính trả nợ tương lai
  • Giao lưu người vay cùng đơn vị tài chính
  • Nhận diện các app vay lừa đảo: thông tin không rõ ràng, minh bạch, không đăng ký kinh doanh, yêu cầu truy cập danh bạ, mức lãi suất cao….

>> Tìm hiểu thêm: Sự thật Money Cat bị bắt vì lừa đảo khách hàng

Như vậy, Nganhangnongthon đã chia sẻ toàn bộ thông tin vấn đề sự thật Tamo bị bắt, bị sập có đúng không? Rõ ràng, Tamo vẫn còn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi có tin đồn xảy ra thì bạn vẫn phải cân nhắc và lưu ý trước khi quyết định vay vốn tại đây.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *